Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ đa tình bậc nhất của âm nhạc Việt Nam
Trong đời sống của các nghệ sĩ, một trong những thứ chi phối mọi cảm xúc chính là tình yêu, nhất là những tình yêu đơn phương không hồi đáp.
Từng được xem là một hiện tượng của nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn cũng được biết đến là một trong những nghệ sĩ đa tình bậc nhất.
Trong suốt cuộc đời mình, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ cũng là người đàn ông đã đi qua vô vàn các bóng hồng đình đám và tự ôm vào mình nhiều mối tình 'lặng câm' khi không được hồi đáp.
Cũng chính bởi chất nghệ sĩ trong con người ông và sự đa sầu đa cảm của một người nghệ sĩ đa tình, những mối tình đi qua đời Trịnh Công Sơn trong sáng ngây thơ có, đắm say và mãnh liệt cũng đủ đầy...
Điều đặc biệt là mối tình nào dù thấm đượm hay thoáng qua cũng đều để lại trong ông những cảm xúc thăng hoa và khác biệt, giúp ông cho ra đời những ca khúc lãng mạn thi vị và đầy chất riêng mà đến nay người ta gọi nhỏ nhẹ bằng cái tên trìu mến 'Nhạc Trịnh'.
Thứ âm nhạc của Trịnh Công Sơn là thứ âm nhạc khó có thể lẫn vào đâu được. Dù ở thế hệ nào, cũng phải đủ trải nghiệm và từng trải, mới có thể 'thẩm thấu' được những ca từ như cắt vào lòng người nghe...
>>Xem thêm: Rò rỉ 'luật ngầm' trong 'chuyện làm ăn' của Lệ Quyên và chồng cũ đại gia
Mối tình kỳ lạ 'tạc dạ một lòng' với danh ca Thanh Thúy
Nếu nói đến một trong mối tình 'ám ảnh' và có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với cố nhạc sĩ Trịnh, có lẽ không thể bỏ qua mối tình đơn phương với danh ca Thanh Thúy.
Điều đặc biệt là đây cũng chính là mối tình đầu tiên của ông khi cố nhạc sĩ đặt chân đến Sài Gòn và dần đặt chân vào giới âm nhạc.
Kém Trịnh Công Sơn 4 tuổi, Thanh Thúy là người con của xứ Huế. Và có lẽ bất kỳ một cô gái Huế nào cũng đều có một sức hút kỳ lạ mà một anh con tuổi mới lớn khó có thể vượt qua được.
'Anh hùng không vượt nổi ải mỹ nhân', cơ duyên đưa đẩy đã giúp Trịnh Công Sơn gặp được người con gái mà ông không ngờ rằng sau này, ông luôn dành một tình yêu đơn phương với cô.
Mẹ của danh ca Thanh Thúy vốn mắc bệnh nên gia đình cô buộc phải rời Huế để đưa bà vào Sài Gòn chữa trị.
Cũng chính hoàn cảnh đây đưa đã khiến Thanh Thúy bước chân vào nghiệp cầm ca khi mới chỉ 16 tuổi.
Mặc dù thời điểm đầu đi hát với mục đích có tiền nuôi mẹ, nhưng với tài năng và nhan sắc của mình, danh ca Thanh Thúy nổi lên như một hiện tượng âm nhạc ở khắp các phòng trà tại Sài Gòn.
Người con gái nói giọng Huế với vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà và vô cùng mảnh mai, được xếp vào hàng mỹ nhân trong giới ca sĩ.
Giọng ca và nhan sắc của người đẹp từng được nhận xét với những ca từ đầy mỹ miều như 'Đứng trước Thanh Thúy, lắng nghe Thanh Thúy hát những bài buồn bằng một giọng trầm, với những nét xa vắng, khán giả cảm thấy như bị lôi kéo về một dĩ vãng xa xôi nhưng cũng gần gũi quen thuộc'... hay như 'Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách và phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân'...
Và điều nỳ cũng lý giải lý do vì sao cô trở thành 'người trong mộng' của biết bao văn nghệ sĩ thủa đó.
Dù là một nhạc sĩ tài ba và đào hoa, Trịnh Công Sơn dĩ nhiên cũng khó lòng có thể thoát khỏi được sự mê hoặc từ vẻ đẹp cũng như tiếng hát của người con gái xứ Huế.
Năm 1958, nhạc sĩ Trinh Công Sơn vào Sài Gòn và dần làm quen với không khí vũ trường, phòng trà....
Và cơ duyên một lần đến phòng trà Đức Quỳnh, Trịnh Công Sơn đã không thể rời mắt khỏi bóng hồng Thanh Thúy.
Đêm nào, Trịnh Công Sơn cũng đến, lấy cơ là nghe nhạc nhưng thực tế chỉ là được nhìn thấy mỹ nhân trong mộng của mình từ trên sân khấu cho đến khi cô xong việc và rời đi.
'Đêm đêm, tôi thao thức với những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là cô đang vô cùng ngưỡng mộ nàng'.
Ít ai biết rằng hình ảnh cô gái với dáng cao gầy, tà áo dài mong manh khuất dần vào con hẻm nhỏ cùng tiếng guôc hối hả đã đi vào ca từ của ca khúc Thương một người do chính Trịnh Công Sơn sáng tác.
Mỗi ca từ của ca khúc này đều chất chứa tình yêu dành cho nữ ca sĩ Thanh Thúy.
Vài năm sau, mẹ của danh ca Thanh Thúy qua đời khiến cô bị ảnh hưởng không ít đến sự nghiệp và phong cách trình diễn của cô.
Cô gần như trút hết buồn đau vào ca khúc với những ca khúc cô trình diễn trên sân khấu như Duyên kiếp cầm ca, Phố buồn, Chuyến tàu hoàng hôn...
Cũng chính điều này khiến giọng hát này khiến cô càng u sầu, chan chứa và chất chứa cảm xúc.
Vốn nhút nhát lại mang mặc cảm nghèo nên tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho danh ca Thanh Thúy cũng chỉ thầm lặng, chờ đợi, đơn phương và vụng trộm...dù nhiều lần gặp nhưng không dám thổ lộ.
Trong một lần, tình yêu ấy bùng cháy, ông đã đánh liều viết một mẩu giấy nhỏ với yêu cầu Thanh Thúy hát ca khúc Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong và ông không ngờ rằng lời yêu cầu của ông được 'người trong mộng' đáp lại.
Hình ảnh con chim non trong bài hát cùng cảm xúc mãnh liệt đã khiến Thanh Thúy bật khóc trên sâu khấu khiến Trịnh Công Sơn viết lên tuyệt phẩm Ướt mi và đây cũng là một trong những bài ca bất hủ đầu đời của ông.
Sau khi Ướt mi hoàn thành, Trịnh Công Sơn đã chép thật nắn nót vào giấy và luôn mang bên mình để cơ hội đến là trao cho người tình trong mộng. Dù vậy, cũng phải mất 5 lần 7 lượt ông mới dàm đến ngồi đầu để gửi tặng cho mối tình đầu của mình.
Sau khi gửi tăng, ông hồi hộp và lo lắng cả đêm cũng như mất ngủ vì hồi hộp...
Sau 3 tuần, giữa lúc tuyệt vọng, Trịnh Công Sơn đã nghe được Ướt mi được cất lên từ tiếng hạt của Thanh Thúy, ông hoàn toàn vỡ òa trong hạnh phúc.
Sau khi Thanh Thúy hát xong cố ý nán lại sân khấu để chờ người đã tặng. Lúc này Trịnh Công Sơn đã thu hết can đảm và bước lên để nói lời cảm ơn với Thanh Thúy. Thanh Thúy đà mời Trịnh Công Sơn về nhà để trò chuyện.
Dù vậy, mối quan hệ giữa cả hai chỉ dừng lại ở đó và Thanh Thúy cũng chưa bao giờ thừa nhận về mối tình với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cô coi ông như một người nghệ sĩ đáng kính trọng và dành sự ngưỡng mộ.