Tin mới

Đối đầu với pháp luật: Trung Quốc đang mắc sai lầm lớn tại Biển Đông?

Chủ nhật, 19/07/2015, 07:05 (GMT+7)

Việc Trung Quốc từ chối tham gia vào phiên điều trần của Tòa án Trọng tài Quốc tế về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được các chuyên gia đánh giá là sai lầm lớn của Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc từ chối tham gia vào phiên điều trần của Tòa án Trọng tài Quốc tế về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được các chuyên gia đánh giá là sai lầm lớn của Bắc Kinh.

Tòa án phán quyết đường 9 đoạn của Trung Quốc là "vô giá trị"

Phiên điều trần về quyền tài phán và khả năng chấp nhận trong vụ kiện Biển Đông đã kết thúc hôm 13/7 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia của Trung Quốc. Phiên tòa đã trở thành đề tài nóng cho các phương tiện truyền thông, chính phủ các nước cũng như các học giả trong tuần qua. Những câu hỏi được đưa ra là: Liệu Tòa án Trọng tài sẽ đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng có thể thừa nhận vào ngày 13/7 hay không, ai sẽ chiến thắng, Tòa án sẽ làm gì để mở rộng quyền thực thi của mình và nếu có thì phản ứng của Trung Quốc cũng như Philippines sẽ như thế nào, các nước đã gửi quan sát viên tới buổi điều trần như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản sẽ nhận được gì?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định quan điểm của nước này là "không chấp nhận và không tham gia" quá trình xét xử tại Hague và như thường lệ, buộc tội Philippines vi phạm các cam kết Tuyên bố Ứng xử 2002 (DOC) trong đó nêu rõ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Hầu hết báo Chí Trung Quốc đều lặp đi lặp lại lập trường của chính phủ nước này thông qua các hình thức phỏng vấn khác nhau. Weibo và Wechat thì tạo các cuộc thảo luận và tranh luận giữa những người trẻ quan tâm nhiều từ chủ nghĩa dân tộc tượng trưng cho tới địa chính trị và an ninh. Các học giả Trung Quốc cũng đã thảo ra Tài liệu lập trường của Chính phủ Trung Quốc đối với Quyền tài phán trong vụ kiện Biển Đông vào ngày 7/12/2014 để hỗ trợ chính phủ về mặt luật pháp quốc tế. Tài liệu này cho rằng Tòa án rõ ràng không có thẩm quyền.

Mặc dù lập trường của Trung Quốc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như vậy nhưng các chuyên gia và công chúng nói chung đều có nhiều mối quan ngại. Đầu tiên, vụ kiện này do Philippines đưa ra và cốt lõi là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đất đai cùng với sự phân định vùng biển có liên quan. Vụ kiện đã loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc phải có bên thứ 3, theo UNCLOS, thông qua tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc. Tuy nhiên, cách mà Philippines khiếu kiện đã rất khéo léo để loại bỏ liên kết giữa yêu sách của họ với các điều khoản về "lãnh thổ", "phân định biển" và "yêu sách lịch sử" dưới sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư có kinh nghiệm từ Mỹ. Điều này có thể có tác động đáng kể đối với Tòa án Trọng tài. Có thể, Trung Quốc sẽ lần lượt lỡ cơ hội để thể hiện lập trường của mình một cách hợp pháp chuyên nghiệp, như việc họ thông qua tài liệu lập trường ngày 7/12/2014.

Ngoài sự cụ thể của cuộc tranh luận pháp lý, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc là vấn đề quan trọng khiến nhiều người lo ngại. Truyền thông quốc tế đã có những nhận định khác nhau về căng thẳng leo thang tại Biển Đông và thường đưa tin Trung Quốc ngày càng quyết đoán nhằm củng cố yêu sách hàng hải của mình. Giới truyền thông cũng thường nói Trung Quốc là không tôn trọng giá trị luật pháp quốc tế khi từ chối tham gia vào phiên điều trần, bất chấp việc Bắc Kinh tự thuyết phục bản thân và thế giới rằng Tòa án không có thẩm quyền.

Các nước cử quan sát viên tới tham dự phiên điều trần sẽ nhận được những lợi ích từ việc này. Họ coi đây là tín hiệu gửi đến cho Trung Quốc rằng trọng tài có thể giải quyết kiện tụng quốc tế trong tương lai hoặc giải quyết các tranh chấp hàng hải và lãnh thổ phức tạp tại khu vực này.

Quyết định của Tòa án có thể "không có thẩm quyền", "có thẩm quyền phần nào" hoặc "có đầy đủ thẩm quyền" đối với yêu sách của Philippines. Điều này sẽ cho phép các nước khác trong khu vực rút ra kết luận về khả năng dùng đến bên thứ 3 để giải quyết tranh chấp hàng hải. Lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý với Philippines có thể không phải là biện pháp tiêu chuẩn tốt nhất để giải quyết những trường hợp phát sinh trong tương lai.

Có 2 kịch bản có thể xảy ra sau phiên tòa. Cho dù bên nào thắng thì phán quyết cuối cùng vẫn không có hiệu quả về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp. Nếu Trung Quốc thua, yêu sách của họ vẫn không thay đổi và việc muốn giải quyết tranh chấp tại Biển Đông thông qua đàm phán của họ cũng vẫn vậy. Nếu Philippines thua, họ có thể sẽ ngưng kiện Trung Quốc nhưng sẽ không từ bỏ việc phản đối hoàn toàn bởi những tranh chấp hàng hải và lãnh thổ cốt lõi vẫn chưa được giải quyết giữa 2 nước. Vụ việc vẫn cần phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa 2 chính phủ.

Bảo Linh (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tòa án điều trần