Căng thẳng Mỹ - Trung ngày một tăng lên trước việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông và bị tình nghi đứng đằng sau vụ tán công mạng lớn nhằm vào máy tính chính phủ Mỹ để trộm cắm thông tin cá nhân và kẽ hở an ninh của 14 triệu nhân viên và nhà thầu.
Nhưng cả 2 nước đều có động lực để làm dịu căng thẳng tại vùng biển trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc tới Washington vào tháng 9 tới.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của 2 nước và các quan chức tài chính sẽ gặp nhau trong tuần này tại đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên Mỹ-Trung. Chính quyền Obama nói rằng cả 2 chính phủ sẽ không xây dựng điều gì mà chưa có suy tính rõ ràng do những khác biệt của họ nhưng cả 2 dự kiến sẽ làm nổi bật sự tin cậy, nhấn mạnh hợp tác khu vực như sự biến đổi khí hậu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: AP |
Các quan chức quân sự và dân sự sẽ gặp nhau vào ngày hôm nay, 22/6, để thảo luận về các vấn đề an ninh gây bất hòa. Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng tài chính Jacob Lew sẽ khởi động cuộc đàm phán với Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào ngày mai, 23/6 để bàn về nhiều vấn đề, trong đó có kế hoạch cho một hiệp định đầu tư song phương.
Đặc biệt, Trung Quốc sẽ xem cuộc đối thoại lần này như khúc dạo đầu cho chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nhà Trắng vào tháng 9 tới kể từ khi ông lên lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2013.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng gọi đây là cơ hội để "thúc đẩy sự tiến bộ mới trong việc xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới", theo tin tức từ Tân Hoa Xã.
Nhưng đây là một mô hình có những vết nứt. Quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới với hệ thống chính trị và những ưu tiên đa dạ hiếm khi bằng phẳng. Nhưng trong những tháng gần đây, mối quan hệ này càng trở nên lung lay hơn.
Việc Trung Quốc khai hoang hơn 2.000 mẫu đảo tại các đảo và rạn san hô ở Biển Đông kể từ năm ngoái đã làm gia tăng báo động về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Washington đã có bước đi bất thường vào tháng trước khi công khai đưa máy bay giám sát quân sự tới khu vực và cho thấy quy mô xây đảo cực lớn của Trung Quốc.
Trung Quốc nói rằng các đảo này là lãnh thổ có chủ quyền của họ nhưng Washington lập luận rằng việc tiếp tục xây dựng và quân sự hóa các đảo có thể gây bất an cho những tranh chấp lãnh thổ phức tạp với láng giềng của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói: "Chẳng ai có lợi trong cuộc xung đột tại đây và không có lý do nào để mong có xung đột. Vì thế, đó là lý do tại sao cuộc họp tuần tới lại rất quan trọng".
An ninh mạng cũng là một nguồn mâu thuẫn sẽ được đưa ra thảo luận. Vấn đề trở nên cấp bách khi có khoảng 14 triệu nhân viên liên bang Mỹ từ trước tới nay đã bị trộm thông tin cá nhân. Chính quyền Obama tin rằng chính phủ Trung Quốc, chứ không phải tin tặc, jphair chịu trách nhiệm cho vụ đánh cắp thông tin nhân viên tình báo và quân sự của Mỹ.
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này và nói rằng mình cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lo ngại rằng các rào cản pháp lý tại Trung Quốc đang ngày một tăng lên, không hề giảm bớt bất chấp lời hứa để thúc đẩy cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình. Tiến độ hiệp ước đầu tư song phương giữa Mỹ và Trung Quốc từ cách đây 2 năm đang được thực hiện rất chậm. Trung Quốc còn đệ trình một danh sách dài các ngành mà họ muốn loại trừ.
Ông Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Đông Nam Á cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ không bỏ qua sự khác biệt, bao gồm vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, các vấn đề nóng khác như vũ khí hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu, chất thải... cũng sẽ được 2 nước đưa ra bàn bạc tại hội nghị lần này.
Bảo Linh (Theo AP)