(Tinmoi.vn) Ý định của Tổng thống Vladimir Putin đối với Ukraine là gì? Lãnh đạo Nga định sáp nhập phần phía đông của nước này hay những tham vọng của ông có nhiều hạn chế hơn cả những chỉ trích "sôi động" nhất mà ông nhận được – gồm cả từ những mũi dùi “diều hâu” từ Washington? Và thêm nữa, các lãnh đạo ở các thủ phủ phương tây nên phản ứng ra sao với những điều mà họ cho là đã được lên kế hoạch ở Moscow?
Tổng thống Vladimir Putin
Có những người tin rằng mục đích của ông Putin ở đông Âu có khá nhiều hạn chế. Ví dụ, ông Stephen Walt đến từ Havard gần đây đã viết rằng liệu có bất kỳ “bằng chứng cứng” nào chứng tỏ ông Putin muốn gì khác hơn việc ngăn Ukriane chuyển quỹ đạo đến phương tây không? Mặc dù nêu lên một câu hỏi đáng chú ý, đăng tải tiếp theo của ông Walt dường như xác định rõ mối nghi ngờ Moscow đang hành động theo một “Kế hoạch điều chỉnh mở rộng”. Ông Walt nói về bản chất: “Đừng tin vào những mũi diều hâu.”
Ông Walt là một nhà duy thực tế theo quan điểm phòng thủ. Giả thuyết của ông về chính trị quốc tế cho thấy các quốc gia có khuynh hướng muốn bảo vệ cán cân quyền lực giữa họ và các đối thủ. Theo đó, các nhà lãnh đạo luôn luôn kiểm soát tham vọng địa chính trị ngày càng gia tăng của họ. Nếu không, việc đi quá giới hạn chiến lược sẽ đe dọa gánh chịu hậu quả xấu. Đối với Walt và những người có quan điểm tương tự, tấn công không phải lúc nào cũng là cách phòng thủ tốt nhất về lâu dài.
Như bất kỳ học thuyết tuyệt vời khác, quan điểm chủ nghĩa hiện thực của ông Walt có tác dụng lớn giúp chúng ta hiểu được về chính trị thế giới, cảnh báo về những đe dọa bành trướng từ Nga và ngầm dẫn ra một loạt chính sách góp phần kiểm soát những tác dụng phụ về địa chính trị trong hành động can thiệp của ông Putin. Tất nhiên không có phân tích nào không có nhược điểm, mỗi tình huống đặt ra đều làm mờ đi một vài khía cạnh thực tế nào đó, dù nó có thể thu hút sự chú ý khá tốt.
Tuy nhiên, giả định của ông Walt cũng có hạn chế là cho rằng tham vọng hữu hạn được nuôi dưỡng ở Ukraine của ông Putin là đe dọa tiềm tàng được dự đoán thông qua việc đánh giá quá cao vai trò của những kế hoạch dài hạn của các nhà lãnh đạo. Trong khi, những mối quan hệ quốc tế khó lường cố hữu thể hiện rõ trong những động thái ngoại giao gần đây của ông Putin.
Thực sự, nếu ông Putin định biến những mục tiêu dài hạn thành những kết quả ngoại giao thông qua bất kỳ công cụ chuyển tải hoàn hảo nào, cuộc khủng hoảng ở Ukraine gần đây có thể đã không xảy ra. Kiev sẽ không bao giờ được phép hy vọng thắt chặt mối quan hệ với EU và NATO bởi vì trong những năm qua Nga đã bóp nghẹt nỗ lực này từ trong trứng nước. Khả năng ông Putin ấp ủ kế hoạch sáp nhập Crimea trước khi công khai đưa ra vấn đề này vào tháng 2-3 năm nay ít xảy ra. Quyết định của ông không chứng tỏ nhiều sự tính toán lâu dài mà là một phần của sự chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn của ông. Tóm lại, Putin vừa phản hồi lại các sự kiện cũng vừa đóng vai trò quyết định trong việc định nghĩa chúng.
Trong khi Walt và những người khác có thể đúng khi nói rằng ông Putin hiện chưa có một kế hoạch đặc biệt nào cho phía đông Ukraine, giả định này cũng có những hạn chế. Nếu cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của một Chính sách ngoại giao, nó sẽ chứng tỏ phản ứng của các lãnh đạo với những sự kiện ngắn hạn cũng như những tình huống khẩn cấp quan trọng không kém so với những kế hoạch chiến lược dài hạn. Như bất kỳ lãnh đạo chính trị tự mãn khác, ông Putin có thể “ngấu nghiến” những trái cây “lủng lẳng ở tầm thấp” hay tóm lấy những cơ hội bày ra trước mắt ngay cả khi không có lý do nào khác ngoài để nâng cao vị thế thương lượng của mình trên trường thế giới. Thật sai lầm nếu nói rằng sự việc đối với Crimea chỉ là lần duy nhất.
Mục đích của ông Putin ở Ukraine không thể lường trước được. Chính trị, suy cho cùng là nghệ thuật của những khả năng. Khi những khả năng đó của ông Putin mở rộng hay rút gọn lại, tham vọng chính trị của ông tương tự cũng tăng trưởng và suy yếu dần. Thách thức cho các lãnh đạo phương tây là việc gây ảnh hưởng, thậm chí dù có thể không kiểm soát được hoàn toàn sự lan tỏa tham vọng hiếm khi đo lường được đó.
Chi MK (Theo National Interest)