Tin mới

EU liệu có bị phá hủy nếu Anh rời EU?

Thứ tư, 22/06/2016, 17:47 (GMT+7)

Các chuyên gia đang rất đau đầu về việc làm thế nào để châu Âu có thể thoát ra khỏi hệ lụy từ chiến dịch Brexit của Anh nếu chiến dịch này thành công và Anh rời khỏi khối kinh tế EU.

Các chuyên gia đang rất đau đầu về việc làm thế nào để châu Âu có thể thoát ra khỏi hệ lụy từ chiến dịch Brexit của Anh nếu chiến dịch này thành công và Anh rời khỏi khối kinh tế EU.

Đối với những người bảo thủ, có tư tưởng dân tộc Brexit chỉ là khởi đầu, những người "Hoài nghi châu Âu" (Eurosceptic) . Một phiếu cho Anh ly khai vào thứ năm sẽ tiếp thêm động lực để cuối cùng giải phóng 27 quốc gia khác khỏi ách của Eu.

Nhiều nước coi EU là một sự kìm hãm. Ảnh: Telegraph

Hy vọng của người này lại là nỗi lo sợ của người khác. Các cựu lãnh đạo của các đảng có đường lối ôn hòa đã cảnh báo rằng cái chết của EU có thể khiến châu ÂU quay trở lại những ngày đen tối của hận thù như những bộ tộc và các Chính sách kinh tế theo kiểu "tên ăn xin - tôi - và gã hàng xóm".

Các cựu chuyên gia của tổ chức Taoiseach cũng đồng ý: " Chúng tôi lo lắng không chỉ về các vấn đề chuyên môn mà còn về hệ quả mà các lực lượng phá hoại này có thể mở ra , không chỉ ở Anh mà trên khắp châu lục này ", ông nói Bruton . "Điều đó tiềm tàng một sự phá hủy tất cả những gì mà những con người ưu tú nhất đã gây dựng trong 70 năm qua "

Liên minh châu Âu có thể sống sót sau thành công của Brexit?  Và nếu như vậy, người Anh nên chuẩn bị tâm lý cho những hệ lụy ngắn hạn không thể tưởng tượng. Các nhà lãnh đạo EU sẽ cố gắng sát cánh cùng nhau trong một hàng ngũ chống lại một kẻ thù chung - Anh. Bằng cách làm Anh trở lên khốn khổ nhất có thể trong các cuộc đàm phám, các chính phủ EU sẽ tìm cách ngăn chặn sự lây lan từ Brexit ra khắp châu lục.

Nhưng các nỗ lực trên có thể sẽ thất bại. Brexit sẽ khuyến khích lực lượng Eurosceptic của cả hai bên cánh tả và cánh hữu trong trung tâm của Liên minh châu Âu thêm phần vững tâm.

Brexit gây ra nhiều "hiềm khích" trong châu Âu. Ảnh: Telegraph

Tại Pháp, bất kể kết quả của Brexit trong tuần này, nhà lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen, sẽ khởi xướng một chiến dich "Frexit", đây sẽ là cốt lõi của chiến dịch của bà trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân tới. Dù gần như chắc chắn rằng bà sẽ không thể trở thành tổng thống tiếp theo của Pháp , nhưng thông điệp của bà sẽ lôi kéo được sự ủng hộ từ những người có tư tưởng dân tộc. Nếu Anh đã có mặt trong phòng chờ của chuyến khởi hành rời khỏi châu Âu, bà ấy cũng có thể làm tương tự với Pháp.

Một cuộc thăm dò toàn châu Âu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy một sự gia tăng của xu hướng chống EU ở hầu hết các quốc gia thành viên và đặc biệt là ở Pháp, ngoài ra còn có hai trong số những nước sáng lập Liên minh châu Âu là Ý và Hà Lan.

27 quốc gia hiện tại của EU phụ thuộc phần lớn vào phản ứng của các quốc gia thành viên chủ chốt như Pháp , Đức , Ý và Hà Lan . Sẽ có một "dàn hợp xướng" những quan điểm. Dẫn đầu bởi cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, thúc đẩy một " Khởi đầu lại " của EU với một " Nền tảng mới " của các quốc gia khu vực đồng euro và một bên là các nước ngoài, tạo nhiều chính sách hỗ trợ hơn với các quốc gia nghèo hơn phía đông và phía nam.

Cũng sẽ phải có các yêu cầu khi "Liên bang châu Âu" được xây dựng lại, theo như cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt , đây là một sự tái khẳng định ngoạn mục của đức tin châu Âu. Người Anh đã đi. Tốt thôi, họ đã tự do như họ muốn . Bây giờ chúng ta có thể tiếp tục đẩy mạnh một liên minh "đậm chất châu ÂU hơn " và đó là một " bước nhảy vọt " hướng tới một chính phủ thực sự châu Âu, ,một liên bang châu Âu chứ không chỉ là liên minh.

Ngoài ra còn có một cái nhìn của những người trung tả ở Tây Ban Nha và Pháp cho rằng việc Anh ra đi sẽ cho phép một sự chuyển đổi từ thị trường mở theo hướng "chính trị " nhiều hơn, có nghĩa là EU sẽ tăng sự bảo hộ của mình hơn cho các thành viên.

Cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine. Ảnh: Getty

Một trong những chính khách châu Âu có tầm nhìn xa nhất là ông Hubert Védrine , cựu bộ trưởng ngoại giao Pháp , nói rằng tất cả các phương pháp này có thể thúc đẩy thêm vào quá trình phá hủy EU . Sẽ có một sự đối lập giữa những mong muốn phổ thông và suy nghĩ của giới "tinh hoa"_những người ủng hộ châu Âu, điều này sẽ không còn là vấn đề của riêng nước Anh nữa mà sẽ vượt qua khỏi biên giới của Anh để đến các nươc châu Âu còn lại . Nếu 27 nước thành viên , hoặc thậm chí chỉ một số nước trong 27 nước thành viên đòi hỏi những điều kiện để nào đó khác với những điều kiện đang phổ biến hiện tại để có thể tiếp tục hội nhập với châu Âu, điều này sẽ gây ra những phản ứng dữ dội dẫn đến sự sụp đổ của EU.

Ông Védrine tính toán rằng có ít nhất 1 phần trăm dân số trên khắp lục địa cảm thấy lo sợ cho ý tưởng  "Hợp chủng quốc châu Âu" ,những lo sợ được gây lên bởi báo chí như các tờ Daily Express hoặc tờ Daily Mail. Ở trong các khối chính trị, kể cả phe cánh tả hoặc cánh hữu đều có khoảng 15-25% các thành viên có tư tưởng Eurosceptic (Hoài nghi châu Âu).

Ông nói, hiện tại số cử tri của liên minh châu Âu có tư tưởng "Eurosceptic" lên tới 60%. Cảm giác nghi ngờ về năng lực của EU có thể thực hiện lời hứa của sự thịnh vượng hơn và khả năng xử lý cuộc khủng hoảng di cư Trung Đông. Để cố gắng để giành chiến thắng trước số lượng cử tri này cần  "tăng chất châu Âu hơn" , hoặc gia cố "nền tảng châu Âu", ông Védrine nói, đó giống như một kiểu "dùng độc trị độc".

Ông Védrine nói rằng EU nên đối xử Brexit, nếu nó xảy ra, như một lời cảnh báo, không nên coi nó như một tiếng kêu một tập hợp. Nên coi đây chỉ là một sự tạm dừng của quá trính hội nhập châu Âu. Chúng ta cần phải có một hội nghị về việc "Xây dựng lại"  để đưa ra những mục tiêu khiêm tốn hơn, thực tế hơn EU, giữ lại một số quyền của "siêu quốc gia", nhưng tập trung vào khu vực đang tồn tại hạn chế như thương mại, quản lý tốt hơn của đồng Euro, quốc phòng, an ninh nội bộ và môi trường.

Tuy nhiên,một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu cảnh báo. Tất cả các kế hoạch lớn, thậm chí tư vấn của thận trọng của ông Védrine, sẽ mất thời gian và nguy hiểm để thực hiện. "Mối nguy hiểm là EU đã quá chia rẽ - sự chia rẽ giữa các quốc gia và giữa khối của các quốc gia - để đến với bất kỳ chiến lược mạch lạc nào sau Brexit" ông nói.

Cả EU và Anh sẽ cùng có những tổn thất hậu Brexit. Ảnh: Telegraph

Trong cuộc thăm dò gần đây của Pew, các quốc gia "phi châu Âu" nhất là Ba Lan và Hungary. Các chính phủ, các phe hữu của hai quốc gia này tin rằng họ có thể thúc đẩy tự do thương mại và lợi thế di chuyển tự do của các thành viên trong khi chà đạp nên các quy định của EU về dân chủ và pháp trị.

Cuộc khủng hoảng di cư đã chia rẽ châu Âu, những nước phía Tây "rộng rãi" nhưng không thoải mái chấp nhận sự đa văn hóa, và những nước phía Đông nhất quyết từ chối người tị nạn.

Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro đã chia EU thành hai nửa phía Nam và phía Bắc. Khi các nước phía Bắc có cảm giác phải miễn cưỡng để giải cứu một phía Nam "lười biếng" và "không đủ năng lực".

Một cuộc khủng hoảng hậu Brexit sẽ thấy 27 nước thành viên cùng đóng thành hàng ngũ để chống lại Anh. Tuy nhiên điều đó sẽ không giải quyết các cuộc khủng hoảng khác. Nếu cách tiếp cận cựu tổng thống Sarkozy chiếm ưu thế, những người châu Âu ở phía Đông và phía Nam sẽ dường như sẽ bị gây cảm giác họ trở thành "hạng hai", điều đó có thể làm sâu sắc thêm những bất ổn và gây ra đổ vỡ.

"Hoan nghênh", những người ủng hộ Brexit đã nói thế về việc EU tan rã.  Cựu Thủ tướng Nigel Lawson, cho biết: "Ý tưởng cho rằng có điều gì để bị mất nếu EU tan rã tôi thấy hoàn toàn không thuyết phục .... Tôi thấy chả có ai coi EU là mục đích cả". Một số người khác như nhà phân tích Michael Gove thì cho rằng EU tan rã sẽ là "một sự giải phóng dân chủ cho toàn bộ lục địa".

Nhưng những người ủng hộ EU tan rã đã bỏ qua vai trò quan trọng của EU cho phép thiết lập trật tự tại các nước Đông Âu và vùng Baltic để khiến cho các xã hội dân chủ và cởi mở trong hai thập kỷ qua. Quá trình đó sẽ không được hoàn thành. Quá trình đó vẫn có thể tiếp diễn (với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Moscow) nhưng mọi giá trị sẽ bị đảo lộn.

Nếu Brexit thành công, EU có thể trở lên giàu hơn, hoặc cũng có thể nghèo đi. Nhưng chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm không mấy dễ chịu cho nước Anh hậu Brexit.  Bên trong hay bên ngoài , nền kinh tế Anh sẽ vẫn còn rất nhiều liên kết và phụ thuộc lẫn nhau với các đối tác khác , và kinh tế Anh cũng sẽ phụ thuộc vào sự thịnh vượng và ổn định của những láng giềng gần nhất của họ.

Lịch sử từ những thế kỷ trước đã đưa ra cho chúng ta những gợi ý rằng bất cứ những nỗ lực nào nhằm tách "hòn đảo" lớn nhất của châu Âu ra với "đất liền" đều gây ra những hậu quả khó chịu với cả 2.

Quý Vũ (Independent)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news