Tin mới

Fidel Castro: Hành trình 90 năm trở thành "người khổng lồ"

Chủ nhật, 27/11/2016, 07:54 (GMT+7)

Lãnh tụ cách mạng, cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90. Nhưng ông mãi là biểu tượng của sự cuộc kháng chiến chống Mỹ mang tính lịch sử và phát huy những giá trị của xã hội chủ nghĩa. Đó là những điều khiến quốc gia Caribbean đạt được sự phát triển chưa từng thấy đối với 1/3 thế giới.

Lãnh tụ cách mạng, cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90. Nhưng ông mãi là biểu tượng của sự cuộc kháng chiến chống Mỹ mang tính lịch sử và phát huy những giá trị của xã hội chủ nghĩa. Đó là những điều khiến quốc gia Caribbean đạt được sự phát triển chưa từng thấy đối với 1/3 thế giới.

Được coi là một trong những nhà lãnh đạo đáng ngưỡng mộ, uy tín và gây tranh cãi nhất thế kỷ 20, ông Fidel giờ đây không còn, nhưng ông vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Cuba.

Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 trong một gia đình giàu có tại thị trấn Biran, đông bắc Cuba.

Là con của một chủ đất người Tây Ban Nha, ông Angel Castro và nông dân trẻ người Cuba, bà Lina Ruz, Fidel đã chứng tỏ được sự mạnh mẽ về thể lực, thông minh về trí tuệ và luôn bảo vệ lẽ phải ngay từ khi còn rất trẻ.

Ông theo học các trường tư tại thành phố Santiago de Cuba và ở thủ đô. Tới năm 1945, ông học luật tại ĐH Havana. Fidel tốt nghiệp 5 năm sau đó, nhưng lúc này, ông đã là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của hòn đảo.

Khi ấy, ông tích cực tham gia các cuộc biểu tình sinh viên, trau dồi nhận thức chính trị. Điều này đã khiến ông phát triển những ý tưởng cách mạng chống đế quốc, liên quan chặt chẽ tới các giá trị của chủ nghĩa Mác.

Sau cuộc đảo chính của nhà độc tài Fulgencio Batista vào năm 1952, ông Castro đã tổ chức và đào tạo cho 100 nhà cách mạng trẻ tuổi để đến ngày 26/7/1953, họ tấn công vào các pháo đài quân sự Moncada ở Santiago de Cuba.

Hành động này thất bại, ông Fidel bị kết án 15 năm tù. Nhưng ông chỉ bị giam 22 tháng sau đó được thả ra nhờ lệnh ân xá vào tháng 5/1955. Ông được tự do nhờ những chiến dịch và áp lực mạnh mẽ từ phía người dân.

Lời tự bào chữa "lịch sử sẽ tha tội cho tôi" đã trở thành một tài liệu được lưu hành rộng rãi và đưa ông trở thành nhân vật hàng đầu của phong trào cách mạng Cuba.

Sau khi ra tù, Fidel thành lập Phong trào 26/7. Sau đó, ông trốn sang Mexico để tổ chức một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Ở Mexico, ông cùng hoạt động với em trai Raul Castro và những nhà cách mạng nổi tiếng khác như Ernesto "Che" Guevara và Camilo Cienfuegos. Những người này đã được đào tạo trong 1 năm để đến tháng 12/1956, trở lại Cuba trên du thuyền thám hiểm Granma cùng 82 người khác.

Nhóm người của ông Castro đưa thuyền đến bờ đông Cuba. Tại đây, ông bị binh lính của Batista tấn  công. Nhóm 82 người ban đầu giờ đây chỉ còn lại một vài người. Họ tập hợp lại, hướng tới vùng núi Siera Maestra để tiếp tục đấu tranh cách mạng. Khi đó, Quân đội Nổi dậy được thành lập.

Quân nổi dậy bắt đầu phát triển mạnh mẽ và phổ biến khi cuộc chiến bắt đầu nóng lên.

[mecloud]kxAuWRFOsi[/mecloud]

Năm 1958, phong trào cách mạng quyết định đẩy nhanh đấu tranh, mở ra những mặt trận du kích mới ở các khu vực vùng núi khác tại miền đông và miền trung Cuba.

Sau khi đánh bại quân đội tinh nhuệ của Batista ở miền trung Cuba, ngày 1/1/1959, nhà độc tài này trốn khỏi đất nước, cuộc cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo đã giành chiến thắng.

Một tháng sau đó, ông nhậm chức thủ tướng và trở thành nhân vật chính trị chính của cuộc cách mạng mới nổi. Ông được người dân, đặc biệt là dân nghèo ủng hộ mạnh mẽ.

Ông Fidel đã tiến hành hàng loạt thay đổi như cải cách ruộng đất, chiến dịch xóa mù chữ trên toàn quốc, sung công các công ty của Mỹ và quốc hữu hóa các nhà máy đường, các nhà máy, ngân hàng, nhà máy lọc dầu...

Ông cũng trực tiếp chỉ đạo và tham gia vào tất cả các hành động nhằm bảo vệ chủ quyền mới giành được, tuyên bố Cuba là nước Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sau khi quan hệ với Mỹ bị phá vỡ.

Fidel đã lãnh đạo cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của lính đánh thuê do CIA tổ chức vào tháng 4/1961 tại Vịnh Con Lợn, phía tây nam Cuba.

Ông đã chỉ huy những sự kiện quan trọng khác trong cuộc đấu tranh xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng Tên lửa năm 1962 khi thế giới đang trên bờ vực chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. Hay như cái gọi là Thời kỳ đặc biệt 1990 sau khi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ.

Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro qua đời ngày 25/11/2016, thọ 90 tuổi. Ảnh: Reuters

Kể từ sau chiến thắng của cuộc cách mạng và trong suốt 5 thập kỷ qua, ông Fidel đã thúc đẩy và dẫn dắt cuộc đấu tranh củng cố quá trình cách mạnh tại đất nước vùng Caribbean này và tiến bộ của Cuba đối với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa của riêng mình.

Là Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Cuba và chủ tịch nước, ông Fidel đã để người dân được hưởng giáo dục, chăm sóc y tế miễn phí, phát triển ngành thể thao, văn hóa và khoa học trong nước.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Cuba còn đi tiên phong trong cuộc chiến chống trật tự kinh tế quốc tế hienj nay, đặc biệt là chống lại hệ thống tư bản chủ nghĩa, toàn cầu hóa tự do mới, nợ và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ngoài.

Từ năm 1979-1983, ông là Chủ tịch của Phong trào Không liên kết (NAM). Trong thời gian đó, ông đã đưa quân đội Cuba tới hỗ trợ để giải phóng một số nước châu Phi, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc.

Ông cũng là một nhà sáng lập tích cực. Cùng với lãnh đạo Venezuela khi ấy, Hugo Chaves, hai người đã tạo ra những cơ chế hợp nhất khu vực, chẳng hạn như Liên minh Bolivarian cho người dân châu Mỹ (ALBA) và liên minh năng lượng Petrocaribe.

Những thỏa thuận này cho phép các cán bộ văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế của Cuba làm việc tại hơn 120 quốc gia trên toàn cầu.

Ngày 31/7/2006, sau khi tham gia hội nghị thượng đỉnh về Thị trường chung phía nam (Mercosur), ông Fidel Castro đã phải trải qua cuộc phẫu thuật phức tạp khiến ông phải rời khỏi chức vụ tạm thời.

Sau đó, vào tháng 2/2008, nhà lãnh đạo lịch sử của cách mạng Cuba đã dứt khoát chuyển giao quyền lực vì lý do sức khỏe và bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời chính trị của mình, được đánh dấu bằng việc công bố những bài báo nổi tiếng.

10 năm rời khỏi nhiệm sở, ông Castro tiếp tục là nguồn cảm hứng cho người dân Cuba, ảnh hưởng tới những quyết định chiến lược và quan trọng của Cách mạng Cuba khi nước này đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế và cải cách để cập nhật mô hình kinh tế.

Sự ra đi của ông là sự mất mát lớn cho người dân, đất nước và Đảng cộng sản Cuba. Những giá trị ông để lại vẫn mãi trường tồn với đất nước này.

Bảo Linh (Tân Hoa xã)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: cách mạng