Tin mới

G20 là một thành công với ý đồ của Trung Quốc

Thứ ba, 06/09/2016, 16:29 (GMT+7)

Trung Quốc đang tán dương về thành công của hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, với những cuộc thảo luận mở, tránh được sự đối đầu. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận rộng về trạng thái mong manh của nền kinh tế toàn cầu và nêu bật được sự cần thiết cho một loạt các chính sách nhằm cải thiện

Trung Quốc đang tán dương về thành công của hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, với những cuộc thảo luận mở, tránh được sự đối đầu. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận rộng về trạng thái mong manh của nền kinh tế toàn cầu và nêu bật được sự cần thiết cho một loạt các Chính sách nhằm cải thiện.

Hội nghị G20 chỉ thành công với Trung Quốc về mặt truyền thông. Ảnh: Reuters

Thậm chí đã có một thông báo chung của Trung Quốc và Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ phê chuẩn các thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, một bước tiến quan trọng đối với hai nước có lượng thải lớn nhất thế giới.

Nhưng vẫn có những vết xước bên dưới bề mặt, và cuộc hội tụ của các nhà lãnh đạo quyền lực nhất trên thế giới đã không đưa ra một kế hoạch nào thực sự dài hạn hay đề ra giải pháp nào cho các điểm nóng toàn cầu hiện tại - từ sự "bối rối" gây ra bởi một vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên đến sự thất bại của Hoa Kỳ và Nga trong cuộc gặp nhằm đạt được thỏa thuận về Syria, và sự hớ hênh ngoại giao khi nước chủ nhà nói "hai lời" về chủ nghĩa bảo hộ.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong khi phần lớn ca tụng về vinh quang của hội nghị thượng đỉnh G20 đã diễn ra mà không bị quá lu mờ bởi những vấn đề như tranh chấp Biển Đông. Các cơ quan này cố gắng thể hiện nỗi thất vọng của Bắc Kinh vào những gì mà họ coi là những nỗ lực của phương Tây nhằm cản trở tham vọng kinh tế của họ.

"Đối với các nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ nên kiềm chế chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và tháo dỡ các biện pháp hạn chế thương mại, sự cô lập kinh tế không phải là một giải pháp cho việc tăng trưởng ì ạch", hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết vào cuối ngày thứ Hai.

"Để có một giải pháp toàn diện, dựa trên các nguyên tắc và nền kinh tế mở, chủ nghĩa bảo hộ phải được ngăn chặn để không làm xói mòn nền tảng cho sự phục hồi kinh tế nhanh hơn và bền vững hơn."

Trong thời gian diễn ra G20, Trung Quốc đã đặc biệt khó chịu bởi những gì nước này cho là sự nghi ngờ không có cơ sở đới với các chương trình đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc là một "cú ngoặm" của chủ nghĩa bảo hộ và hoang tưởng.

Một vài tuần trước hộ nghị G20, Úc đã ngăn chặn việc bán một hợp đồng lưới điện trị giá 7,7 tỉ đô cho nhà thầu Trung Quốc, Anh cũng đình chỉ vô thời hạn dự án điện hạt nhân trị giá 24 tỉ đô do Trung Quốc đầu tư.

Đằng sau hậu trường

Đằng sau hậu trường, các nước phương Tây đã lên án Trung Quốc không gắn bó với mục tiêu riêng của nhóm.

Trước khi hội nghị thượng đỉnh, các nước châu Âu thuộc G20 đã bày tỏ nghi ngờ về việc chương trình nghị sự của Trung Quốc có thể mở một chương mới thực sự, tạo sự phát triển bền vững hơn cho nền kinh tế toàn cầu hay không.

Trung Quốc, yêu cầu mọi người cho sự cởi mở hơn và nói rằng họ chống lại chủ nghĩa bảo hộ, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều các nhà đầu tư phương Tây chỉ có thể tiếp cận với các thị trường giới hạn của họ, một quan chức châu Âu cho biết.

Một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc là họ thấy khó khăn ngày càng tăng trong công việc kinh doanh tại Trung Quốc, do lo ngại rằng luật pháp và chính sách mới của nước này đang tìm cách hiệu quả nhằm đóng cửa, hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài hoặc gây thêm khó khăn cho công việc kinh doanh hiện tại của các nhà đầu tư nước ngoài.

"Ông Tập đã khơi gợi một cách chính xác các báo động về sự cần thiết phải đối phó với sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới", James Zimmerman, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết.

"Nhưng hành động sẽ thể hiện tốt hơn là những lời nói và trước nhất, Trung Quốc nên thực hiện những cải cách cấp thiết trong nước để cung cấp một cách tiếp cận thị trường cởi mở hơn cho hàng hóa, dịch vụ và công nghệ nước ngoài."

Và những lời kêu gọi sử dụng những biện pháp mới như là một chương trình điều khiển kinh tế cần phản ánh được chính sách khuyến khích một môi trường thúc đẩy  sự đổi mới, công bằng và định hướng thị trường đó mở cửa cho tất cả mọi người tham gia chứ không chỉ một vài "nhà vô địch trong nước", Zimmerman nói.

Một số nhà ngoại giao quen thuộc với các hội nghị thượng đỉnh cho biết Trung Quốc đã chống lại ý định đưa các vấn đề về ngành sản xuất thép lên các thông cáo chính thức, mặc dù trước khi kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 đã đạt được cam kết sẽ làm việc với nhau để giải quyết vấn đề dư thừa thép.

Đối với các nước như Anh, nơi mà ngành thép đang khủng hoảng, đã đổ lỗi trực tiếp cho việc nhập khẩu  ồ ạt thép Trung Quốc giá rẻ, thì thép là vấn đề quan trọng.

Một quan chức của Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May cho biết họ và Hoa Kỳ đã thúc đẩy để đưa ra tiếng nói chung trong thông cáo về tầm quan trọng của việc cùng nhau ngồi lại tại G20 để giải quyết sản xuất dư thừa công nghiệp.

"Chúng tôi đã bất chấp sự phản đối từ một số quốc gia, bảo đảm một tiếng nói chung về tầm quan trọng của việc đó", quan chức này nói.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có phải là một trong những nước đối, bà chỉ lặp đi lặp lại "khi đối mặt với một số phản đối".

Một bóng đen đã bao phủ lên G20 lần này đó là sự gia tăng của phe đối lập với thương mại tự do và toàn cầu hóa, thể hiện bằng các hiện tượng như việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu và Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

"Chúng tôi đồng ý với phân tích của G20 rằng lợi ích của thị trường thương mại mở phải được thông báo tới đông đảo công chúng một cách hiệu quả hơn", John Danilovich, Tổng thư ký Phòng Thương mại Quốc tế có trụ sở tại Paris cho biết.

"Điều quan trọng là doanh nghiệp và các chính phủ làm việc với nhau để giải thích các vấn đề thương mại là "như thế nào và tại sao" cho tất cả."

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news