Tin mới

Gạt lớp băng vĩnh cửu phát hiện con vật nhe răng 18.000 năm tuyệt vọng

Thứ năm, 20/08/2020, 10:37 (GMT+7)

Thời điểm phát hiện con vật, toàn bộ cơ thể của nó ướt sũng, hàm răng cắn chặt vì lạnh giá. Điều đáng nói, con vật gần như còn nguyên vẹn dù đã ngủ yên suốt 18.000 năm qua.

Các nhà khoa học ở Thụy Điển vào tháng 11/2019 đã khiến giới khảo cổ học xôn xao khi tuyên bố phát hiện hóa thạch của một chú cún con có niên đại 18.000 năm. Điều đáng chú ý, những bức ảnh được họ cung cấp cho thấy con vật dường như vẫn còn nguyên vẹn từ hình hài, lông cho đến hàm răng.

Chú chó con được lấy ra từ lớp băng vĩnh cửu (ảnh internet)

Chú cún được tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu ở phía Đông, Siberia vào mùa hè năm 2018. Có lẽ, do lớp băng siêu lạnh, như lớp bảo quản suốt hàng chục nghìn năm đã giúp con vật không bị phân hủy dù chỉ 1 cọng lông, nội tạng, nó còn vẹn nguyên như thể chỉ đang nhắm mắt ngủ.

>> Xem thêm: Đi chăn gia súc vô tình chạm mặt quái thú đội nước 'thức dậy' giữa hồ

Vì sự nguyên vẹn đến kỳ lạ của con vật nên các nhà khoa học chỉ dự đoán nó sống cách đây vài thế kỷ. Nhưng kết quả quét carbon phóng xạ trên xương sườn của con vật, các chuyên gia từ Trung tâm Di truyền cổ sinh vật của Thụy Điển đã xác nhận rằng mẫu vật đã bị đông lạnh khoảng 18.000 năm. Tuy nhiên, nó là chó hay sói vẫn đang là một bí ẩn chưa được giải đáp.

Trong lịch sử tiến hóa, chó được bắt đầu từ loài sói do con người thuần hóa mà nên nhưng giai đoạn chuyển giao là khi nào vẫn chưa thể xác định. Vì vậy các nhà khoa học vẫn đang đau đầu trong việc xác định liệu nó thuộc loài gì, sói thuần chủng hay là chó, hoặc là giống lai giữa cả hai.

Chú chó sau khi được làm sạch sẽ lông khiến nhiều người không tin được nó đã sống cách đây 18.000 năm (ảnh internet)

Thời điểm mới tìm thấy chú chó, mọi người chưa thể xác định được nó là loài gì ngoài hàm răng cắn chặt. Sau khi tắm rửa bỏ lớp bùn đất, chú chó như được "lột xác" hoàn toàn. Nó trông như chỉ đang ngủ một giấc ngủ sâu và mỉm cười. Có thể thấy, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng con chó vẫn có vẻ gì đó vẫn rất đáng yêu, thân thuộc.

>> Xem thêm: 'Vén' lớp muội đen trên cột đá, phát hiện bảo vật 'độ chúng sinh' được giấu kín 1.300 năm

Sở dĩ, các nhà khoa học muốn xác định xem nó là sói hay chó bởi rất có thể, thời điểm con vật này qua đời à "khoảng thời gian rất thú vị về sự tiến hóa từ sói thành chó nuôi".

Được biết, vào năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy những con chó hiện đại ngày nay đã được con người thuần hóa từ một quần thể sói cách đây 20.000 đến 40.000 năm.

Mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn, chú cún toát lên vẻ dễ thương (ảnh internet)

Cũng có một nghiên cứu khác của Đại học Oxford năm 2016, được công bố trên tạp chí Science lại cho rằng chó đã được thuần hóa độc lập hai lần từ sói xám trong thời kỳ đồ đá cũ, một lần ở châu Á và một lần ở châu Âu.

>> Xem thêm: Nghe thấy âm thanh rỉ rích hàng đêm ở nhà mới, thanh niên lần theo dấu vết phát hiện bí mật giấu kín

Nếu tìm ra được chú chó dưới lớp băng lạnh là chó hay sói, rất có thể đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng nhất cho 2 luồng quan điểm trái chiều về nguồn gốc của loài chó.

Hiện tại, các chuyên gia mới chỉ xác định được giới tính của nó là đực. Nó được gọi với cái tên dễ thương là Dogor - nghĩa là "bạn" trong tiếng Yakutian.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news