Vài ngày trước, quân đội nhân dân Trung Quốc tuyên bố, trong vòng ba năm phải chấm dứt hoàn toàn việc tham gia mọi hình thức kinh doanh, thực hiện lời hứa 3 tháng trước về cải cách quân đội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đến nay, kế hoạch cải cách quân đội đã hoàn thành việc cải cách cơ chế bộ máy lãnh đạo cũng như thể chế hợp tác tác chiến. Theo tiết lộ của một quan chức của quân đội, kế hoạch tiếp theo của chiến dịch cải cách quân đội sẽ là cắt giảm binh lính, “quân-dân kết hợp”, điều chỉnh học viện quân sự cũng như tăng cường đội ngũ cố vấn cho quân đội. Vậy, ai là “Ngoạ Long tiên sinh ” của “Lưu Bị” Tập Cận Bình sau kế hoạch cải cách quân đội?
Trước đó, từ hôm 30/12/2015, Tân Hoa Xã đã có bài viết, trong đó công bố chi tiết thời gian thực hiện phương án cải cách quân đội do Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đề xuất và được thông qua sau hội nghị thường vụ quân đội trung ương Trung Quốc. Trong bản kế hoạch có đề cập đến việc, ngày 15/3/2014, sau khi thành lập ban lãnh đạo cải cách quân đội và quốc phòng, quân đội trung ương Trung Quốc tiếp tục thành lập phòng công tác của ban lãnh đạo cải cách, tổ công tác trù bị, tổ chuyên gia tham vấn, nhóm chuyên gia đặc biệt. Nhiều nhà phân tích nhận định, nhóm chuyên gia tham vấn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kế hoạch sẽ diễn ra theo hướng nào?
Ai là người đứng sau kế hoạch cải cách quân đội của Trung Quốc. Ảnh: Duowei |
Ngày 25/3/2016, theo truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin, bản báo cáo tại hội nghị công nghiệp quốc phòng diễn ra hôm 25/3 tại Bắc Kinh đã tiết lộ, trưởng tổ chuyên gia tham vấn sẽ do ông Dương Chí Kỳ-nguyên giám đốc maketting về vấn đề việc làm cho binh sĩ sau khi về hưu, đảm nhiệm. Khi đó, hàng loạt các cổ đông bao gồm cổ đông từ nước ngoài cũng như 11 nhà điều hành của các tập đoàn trung ương lớn, bao gồm 10 doanh nghiệp công tác quân đội và công ty điện tử Trung Quốc đã tham dự buổi hội nghị. Dương Chí Kỳ năm nay 70 tuổi, được đồn là con thứ của nguyên Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Trung Quốc Dương Đắc Chí, nhưng không có bất cứ tài liệu nào chứng minh được điều này. Tư liệu được công bố cho thấy, Dương Đắc Chí chỉ có 1 con trai và 3 con gái, trong đó người con trai được cho là phó tổng tham mưu quân đội khu vực Nam Kinh, không hề nhắc đến sự tồn tại của con trai thứ.
Trung tướng Chương Chí Kỳ. Ảnh: Duowei |
Trên thực tế, Dương Chí Kỳ là người Hán Xuyên tỉnh Hồ Bắc (trong khi Dương Đắc Chí là người huyện Chu Châu, tình Hồ Nam). Dương Chí Kỳ tốt nghiệp chuyên ngành quản lý xây dựng của học viện xây dựng quân đội. Năm 2997, ông đảm nhiệm Bộ trưởng của Tổng cục tham mưu Trung quốc. Năm 2003, ông đảm nhiệm phó tổng tư lệnh quân khu Tề Nam, Trung Quốc. Đến năm 2006, ông đảm nhận chức vụ trợ lý Tổng cục trưởng.
Do đã nhiều năm công tác trong vấn đề tham mưu, mọi vấn đề còn tồn tại trong quân đội ông đều nắm rõ. Vì vậy, ông được tín nhiệm trở thành trưởng nhóm chuyên gia tham vấn. Vậy, bằng cách nào mà Dương Chí Kỳ có được sự tín nhiệm ấy, hiện nay vẫn là một vấn đề chưa có câu trả lời.
Ngoài Dương Chí Kỳ, báo cáo cũng tiết lộ một thành viên của nhóm chuyên gia tham vấn với học thức sâu rộng-thiếu tướng Chương Truyền Gia. Theo tài liệu được công bố, ông sinh năm 1954, đã có một thời gian dài dạy học trong đại học quốc phòng, từng đảm nhiệm chức vụ phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu về tư tưởng Mác. Ngoài ra, Chương Truyền Gia còn kiêm đảm nhiệm các chức vụ như chủ biên cuốn “Học tập lý luận giải phóng quân” của nhóm nghiên cứu học tập lý luận của đảng ủy nhân dân toàn quốc, chuyên gia công trình xây dựng và nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác trung ương và chuyên gia tham vấn đặc dụng của Bộ Chính trị quân Giải phóng.
Ngày 17/2/2016, Nhật báo quang minh có đăng bài có tựa đề “Cuộc đấu tranh vĩ đại mới trong công tác cải tổ quân sự-ý nghĩa chính trị của cuộc cải cách quân đội”, tác giả là thành viên nhóm chuyên gia tham vấn của ban lãnh đạo cải cách quân đội-thiếu tướng Chương Truyền Gia. Đây là lần đầu tiên ông Chương xuất hiện với thân phận là thành viên tổ chuyên gia tham vấn. Ông Chương cho biết: “Để đạt được lợi ích, còn khó hơn nhiều so với chạm vào linh hồn. Nhìn theo tình hình hiện tại, có lẽ đằng sau tất cả những cái cớ gây trở ngại cho kế hoạch cải cách quân đội đều ẩn chưa động cơ tư lợi cá nhân của các quan chức cấp cao trong quân đội. Tất cả đều là tâm lý cố thủ, không nhượng bộ để giữ lại chút lợi ích cá nhân. Vì vậy, nếu chúng ta không kiên quyết đấu tranh bằng cách “mở đường máu”, chúng ta sẽ không cách nào phá vỡ được suy nghĩ tư lợi bản thân, kế hoạch cải cách quốc phòng và an ninh cũng không thể nào thực hiện được”.
Ngoài hai thành viên chủ chốt đã được tiết lộ nêu trên, không ai biết các thành viên khác của tổ chuyên gia tham vấn kể trên. Nhưng, dư luận Trung Quốc cho rằng, “ẩn sĩ” đứng sau vấn đề cải cách quân đội của ông Tập Cận Bình không chỉ có một nhóm chuyên gia, ắt sẽ có người đứng sau hàng loạt các quyết sách liên quan đến vấn đề cải cách quân đội của quân đội Trung Quốc.
Phó tổng tư lệnh Chương Thẩm Sinh – người đóng vai trò “tham vấn cấp cao” trong các kiến nghị về sắp xếp nhân sự, thiết lập các lực lượng quân đội cũng đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ chuyên gia tham vấn. Có thông tin cho rằng, ông Tập Cận Bình đã phong tặng danh hiệu “thiên tài quân sự” cho Chương Thẩm Sinh, nên đã nhiều lần hỏi ý kiến của vị “thiên tài” này trong chiến dịch cải cách quân đội hiện nay. Có những thông tin chưa được xác minh rằng, có không ít các kiến nghị của Chương Thẩm Sinh đã có trong danh sách các kiến nghị được chú ý.
Theo báo cáo của “Tuần lễ châu Á” Hồng Kông, Chương Thẩm Sinh được phong là “chiến lược gia” trong quân đội. Bài viết của ông năm 2007 với tựa đề “Ngoại giao quân đội Trung Quốc” được cả dư luận quốc tế chú ý. Chương Thẩm Sinh được biết đến tương đối rộng rãi trong quân đội Trung Quốc. Rất nhiều tiền bối và đồng chí đã công nhận tài năng lãnh đạo tổ chức, dùng người cũng như lý luận quân sự của Chương Thẩm Sinh. Khi đó, trong nội bộ quân đội, thậm chí một quan chức cấp cao cũng nhận định, với tài năng của Chương Thẩm Sinh, “quân giải phóng đã có hy vọng rồi”
Cũng có ý kiến cho rằng, thượng tướng Lưu Nguyên-Ủy viên Tổng cục chính trị hậu cần Trung Quốc cũng là một đối tượng chuyên tham vấn cho ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này gặp phải không ít các nghi vấn, vì không đồng tình với việc ông này chỉ là “ẩn sĩ” tư vấn trong lĩnh vực quân đội.
Nghiêm Thu (duowei)