Tin mới

Giá dầu và vị thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông

Thứ năm, 14/04/2016, 15:57 (GMT+7)

Để duy trì vị thế của mình ở Biển Đông, Việt Nam cần một nước Nga mạnh mẽ hơn nữa.

Để duy trì vị thế của mình ở Biển Đông, Việt Nam cần một nước Nga mạnh mẽ hơn nữa.

Giá dầu giảm thường được phân tích từ quan điểm kinh tế, Việt Nam cũng là trường hợp không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, Giá dầu giảm sẽ đem đến hiệu ứng “hai lưỡi” cho GDP của Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam kết luận “ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm giá xăng dầu có thể được bù đắp bằng các chiến lược kinh tế được lên kế hoạch tốt. Điều này có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội cho kinh tế Việt Nam”.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng về kinh tế không phải là nguy cơ duy nhất khi giá dầu giảm. Giá dầu thấp gây ra tác động không nhỏ đến địa chính trị - bao gồm sức mạnh vị thế của Việt Nam ở Biển Đông.

Với vị thế là một nước nhỏ nằm ngay cạnh một cường quốc (cả về quy mô dân số đến ảnh hưởng quốc tế), Việt Nam ít có cơ hội để cân bằng với Trung Quốc. Cộng đồng ASEAN lại quá manh mún và dễ bị chia rẽ bởi lợi ích quốc gia để có thể đoàn kết chống lại Trung Quốc. Và cả Mỹ hay Nga đều không đủ gần gũi hay chân thành để Việt Nam có thể dựa vào. Liên bang Nga hiện nay rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và Mỹ, trong khi đó, dường như Nga thể hiện sự miễn cưỡng khi thực hiện các bước đi cụ thể để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Với thực tế của trật tự thế giới và khu vực hiện nay, lựa chọn khả thi nhất là “tự lực cánh sinh” và sử dụng cán cân đa cực trên trường quốc tế.

Với mục đích cân bằng này, Việt Nam sẽ cần một nước Nga mạnh hơn, một Trung Quốc yếu hơn, và một nước Mỹ ít chống Nga hơn.  Những điều này khi kết hợp với nhau sẽ giúp Việt Nam có vị thế tốt hơn trong đàm phán tranh chấp Biển Đông. Logic cơ bản của chiến lược này là cân bằng quyền lực giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc. Thật không may, giá dầu giảm làm cho cán cân này thay đổi. Ngày hôm nay, chúng ta thấy một nước Nga yếu hơn, một Trung Quốc mạnh hơn và nước Mỹ tiếp tục có những hành động chống Nga.

Hình ảnh khai thác dầu khí trên Biển Đông. Ảnh: Vietsov

Trước hết, giá dầu sụt giảm không những làm giảm vị thế trên trường quốc tế của Nga mà còn đẩy Nga phụ thuộc hơn nữa vào Trung Quốc. Điều này có khả năng là một sự giảm giá cố ý để làm suy giảm quyền lực của Nga – một bước đi chiến lược của Mỹ với Nga như là một biện pháp trừng phạt kinh tế sau sự kiện Crimea. Như một tiêu đề trên tạp chí Forbes, “đây là khoảnh khắc để làm cho Nga phá sản – một lần nữa”. Theo Louis Woodhill, “chúng ta lên làm những gì mà Ronald Reagan đã làm với người tiền nhiệm của mình, Liên Xô cũ. Chúng ta nên đẩy họ đến bờ vực phá sản bằng cách ổn định đồng đô la – và làm giá xăng dầu sụt giảm”.

Đó rõ ràng không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử. Năm 1983, cuộc “khủng hoảng dư thừa dầu mỏ” đã ép giá dầu giảm từ mức trung bình 35 USD/thùng năm 1980 xuống mức 14 USD/thùng năm 1986. Một trong những nguyên nhân chính là Reagon đã cho phép giá dầu Mỹ tự điều chỉnh theo thị trường tự do và tăng sản lượng dầu. Một lần nữa, khi mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga do mâu thuẫn trên bán đảo Crimea không thể điều hòa, Washington đã thông báo khả năng tăng sản lượng.

Kể từ đó, giá dầu lao dốc từ hơn 100 USD/thùng xuống còn 30 USD/thùng. Sự sụt giảm giá dầu khiến nền kinh tế Nga ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Nga giảm 3,7% trong năm 2015, và dự kiến sẽ giảm thêm 1% vào năm 2016. Sự ràng buộc vào nền kinh tế đã làm tổn hại nghiêm trọng đến chính trị. Nó cũng đồng thời đẩy mạnh ảnh hưởng của Trung Quốc trong quan hệ Trung – Nga. Khao khát có nhiều khách hàng hơn, Nga vội vã lao dự án phi lợi nhuận “Power of Siberia” với Trung Quốc năm 2014. Các thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la đã cung cấp một thị trường thay thế cho xuất khẩu năng lương của Nga.

Vấn đề của Nga với Crimea cũng như tình hình kinh tế ảm đạm đã ngăn chặn Nga có bất cứ một phát ngôn dứt khoát nào về tranh chấp ở Biển Đông. Ngược lại với sự hỗ trợ hữu tình dành cho Việt Nam trong quá khứ, Chính sách của Nga ở Biển Đông được mô tả là “không tồn tại”. Kết quả của sự sụt giảm giá dầu đó là một nước Nga suy yếu và phụ thuộc. Điều này không được khuyến khích cho tình trạng của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.

Hơn nữa, giá dầu sụt giảm đã là tăng cường vị thế của Trung Quốc như là nhà định giá khu vực. Trung Quốc đứng thứ 3 toàn cầu trong việc tiêu thụ khí đốt và thứ 2 về tiêu thụ dầu. Giá dầu giảm làm giảm bớt gánh nặng cho sản xuất và giúp Trung Quốc tiết kiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Sự dư thừa dầu hiện nay, và kết quả là giá thấp, có lợi cho Trung Quốc như là một nhà sản xuất và tiêu thụ toàn cầu. Vị thế của Trung Quốc đạt được do giá dầu giảm là đi ngược lại với lợi ích địa chính trị của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.

Mặt khác, Mỹ đang bận rộn thiết kế trò chơi cho riêng mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ cung cấp những hỗ trợ tài chính để giúp các nước ASEAN tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển của mình, đồng thời việc điều động tàu Mỹ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tất cả các quốc gia ủng hộ, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, từ góc độ địa chính trị của Việt Nam, vị thế của Mỹ mang lại lợi ích không được như mong muốn.

Về phía Mỹ, mặc dù có những tuyên bố “hoa mỹ” sẽ hỗ trợ Việt Nam, Washington lại chọn Phillippines là đối tác chiến lược của mình. Sự hỗ trợ này được thể hiện rõ ràng qua những con số. Phillippines đã nhận được 41 triệu USD, trong khi Việt Nam chỉ nhận được 2 triệu USD trong gói MSI. Trong khi đó, sự vắng mặt của Nga trong tranh chấp Biển Đông, một phần do sự suy giảm giá dầu, phù hợp với mong muốn của Mỹ để loại trừ ảnh hưởng của Nga, nhưng lại trái với lợi ích của Việt Nam. Hành động chống Nga của Mỹ là không tốt cho vị thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.

Trong ngắn hạn, giá dầu sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nhiều hơn. Bằng cách đánh giá cẩn thận ảnh hưởng của dư thừa dầu thô tới cán cân quyền lực Trung Quốc, Nga, và Mỹ, những mối đe dọa với địa chính trị của Việt Nam trở nên rõ ràng. Tất nhiên, một nước Nga hùng mạnh không phải tự động chuyển sang trạng thái kiềm chế với những gây hấn của Trung Quốc hay sự cân bằng chống lại tính tích cực của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông. Tuy vậy, một nước Nga hùng mạnh ít nhất sẽ duy trì tốt hơn trạng thái mà Henry Kissinger gọi là “toàn cầu cân bằng” với “một sự hòa hợp hơn của các giá trị” so với một nước Nga suy yếu và phụ thuộc như ngày nay. Theo như logic trên, giá dầu giảm đang đem đến những tác động bất lợi đến lợi ích địa chính trị của Việt Nam trong tranh chấp ở Biển Đông.

Như Ngọc (The Diplomat) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news