So với những nền bóng đá hàng đầu châu lục, UAE không phải cái tên quá tiêu biểu. Thậm chí đại đa số các CĐV và chuyên gia đã thở phào nhẹ nhõm khi chúng ta chỉ phải chung bảng với UAE, đội tuyển thuộc nhóm hạt giống số 1 bị đánh giá yếu nhất.
Trong đội hình mà HLV van Marwijk sử dụng ở những trận đấu vừa qua thường chỉ có 1 hoặc thậm chí không có ai đang chơi bóng tại châu Âu. Đó là bởi cầu thủ của họ quá giàu, không cần thiết phải sang tận lục địa già để gây dựng sự nghiệp.
ĐT UAE di chuyển sang Thái Lan và Việt Nam bằng chuyên cơ riêng biệt. Ảnh: Internet
Phong cách đào tạo bóng đá của UAE theo mô hình cổ điển khi các đội bóng được bao cấp hoàn toàn, mà đứng đầu mỗi đội bóng là các quan chức hay các ông hoàng. Những nhân vật cấp cao này sẵn sàng thưởng đậm khi các cầu thủ có một chiến thắng trước một đội tuyển nào đó. Ngay từ những năm 1990, sau mỗi trận thắng, các cầu thủ UAE đã nhận được mức thưởng cực lớn hay thậm chí là hiện vật như những chiếc xe Mercedes.
Các cầu thủ UAE không hề muốn xuất ngoại bởi chỉ cần thi đấu tại giải quốc nội, cuộc sống của họ đã thừa đủ dư dả với mức lương rất cao.
Mức đãi ngộ cho các cầu thủ của UAE là rất lớn, đủ để cho họ có một cuộc sống sung túc. Ảnh: Internet
Nhờ tiềm lực tài chính cực mạnh, UAE là một trong những quốc gia sở hữu cơ sở vật chất thuộc hàng top thế giới. Các đội bóng hàng đầu thế giới như Real Madrid, Barcelona hay Manchester United... thường xuyên chọn quốc gia này làm địa điểm hàng đầu để tập huấn.
Tại Asian Cup 2019, UAE lọt vào tới trận bán kết và chỉ để thua đại kình địch Qatar, đội bóng sau đó lên ngôi vô địch. Cuối trận, các CĐV của đội nhà đã không giữ được sự bình tĩnh. Họ ném vô số những vật thể lạ xuống sân, trong đó có cả một chiếc... dây chuyền vàng! Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng có thể thấy CĐV của UAE sẵn sàng ném tiền để hả cơn giận dữ, đủ để thấy họ giàu có như thế nào.
Các CĐV của UAE ném vô số những vật thể lạ xuống sân, trong đó có cả dây chuyền vàng sau khi để thua Qatar tại bán kết Asian Cup 2019. Ảnh: Internet
Giàu có cũng có 2 mặt của sự giàu có. Khi các cầu thủ nhận được đãi ngộ quá nhiều, họ không còn động lực muốn ra nước ngoài thi đấu. Điều đó khiến bóng đá UAE có dấu hiệu tụt lại sau những bước phát triển thần tốc. Và điều đó cũnh lý giải vì sao ĐTQG nước này chỉ có đúng một lần tham dự World Cup kể từ năm 1990 đến nay.