Vai trò duy nhất của Serbia - đồng minh của cả Nga lẫn NATO - sẽ đối mặt với thử thách vào cuối năm nay khi họ tổ chức cuộc tập trận không quân chung với Moscow. Cuộc tập trận chung có tên "Slav Brotherhook 2016" được công bố hôm 8/8 còn có sự tham gia của Belarus, đồng minh của Nga.
Lính dù Nga. Ảnh: Reuters |
Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Nó thể hiện sự tiếp tục hợp tác giữa 2 lực lượng không quân vốn bắt đầu từ năm 2014 bằng một cuộc tập trận chung". Sau đó, Serbia và Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận khác mà không có sự tham gia của Belarus vào cuối năm nay.
Serbia đã tung hứng những cam kết của mình với NATO và Nga trong nhiều năm thậm chí ngay cả khi Moscow và Washington ngày càng nặng lời về phòng thủ tên lửa, lãnh thổ và các vấn đề nhạy cảm khác. Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, EU và Mỹ đá áp lệnh trừng phạt chống lại Moscow. Moscow cũng đáp trả bằng những lệnh trừng phạt của riêng mình.
Serbia đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc gia nhập EU và đã hợp tác với NATO trong quá khứ. Nhưng liên Minh Quân sự này vẫn không được người dân Serbia yêu chuộng sau vụ đánh bom năm 1999 buộc Serbia phải rời khỏi Kosovo. Trong khi Serbia phải dựa vào Nga trong lĩnh vực năng lượng thì họ cũng coi EU là ân nhân và đối tác thương mại hàng đầu.
"Serbia đã chứng tỏ sự nhiệt tình của mình trong quan hệ đối tác với NATO, các mối quan hệ giữa NATO và Serbia sẽ được phát triển, lợi ích cho Serbia sẽ tăng lên", ông Gordon Duguid, phó giám đốc tòa đại sứ Serbia tại Mỹ nói với hãng thông tấn Tanjug hồi tháng 6.
Nga cũng duy trì liên minh quân sự mạnh mẽ với Serbia. Trong năm 2012, Belgrade đã cho phép Mosocw mở căn cứ quân sự tại tại phố Nis miền nam Serbia. Quân đội Serbia phục thuộc công nghệ vào Nga. Sau chuyến thăm của Tổng thống Tomislav Nikolic và Thủ tướng Aleksandar Vucic tới Moscow, những hợp đồng vũ khí với quy mô lớn đã được ký kết.
Serbia đã cố xuất hiện độc lập với Nga trong quá khứ. Quân đội nước này đã tổ chức 21 cuộc tập trận đa quốc gia nhưng chỉ có 2 cuộc tập trận cùng Nga.
"Mục tiêu của Serbia là gia nhập EU và quá trình này bao gồm chương trình nghị sự về chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU. Hầu hết các Chính sách của NATO phù hợp với chương trình nghị sự đó", một quan chức quốc phòng Serbia nói với Reuters trong điều kiện giấu tên. "Nga vẫn là một đối tác, chúng tôi sẽ không gia nhập NATO nhưng hướng đi của chúng tôi là hướng tới phương Tây", người này nói.
Bảo Linh (Ibtimes)