Tin mới

Hàn Quốc lộ kế hoạch "diệt" Kim Jong-un nếu bị Triều Tiên tấn công hạt nhân

Thứ sáu, 16/09/2016, 14:20 (GMT+7)

Nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc, Seoul sẽ cố tiêu diệt ông ấy bằng tên lửa và tàn phá Bình Nhưỡng trong quá trình này.

Nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc, Seoul sẽ cố tiêu diệt ông ấy bằng tên lửa và tàn phá Bình Nhưỡng trong quá trình này.

Hàn Quốc sẽ cố gắng giết hại lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu ông ra lệnh tấn công Seoul bằng vũ khí hạt nhân. Ảnh: nehandaradio

Thông tin này do một nguồn tin quân sự tiết lộ với hãng Yonhap trong thời gian gần đây. "Mỗi quận tại Bình Nhưỡng, đặc biệt là nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể ẩn náu, đều sẽ bị phá hủy hoàn toàn bằng tên lửa đạn đạo và những trái đạn pháo với sức công phá cực mạnh ngay sau khi Triều Tiên có bất cứ dấu hiệu sử dụng vũ khí hạt nhân nào", nguồn tin nói với Yonhap.

Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân gần đây nhất - lớn nhất từ trước tới nay - vào ngày 9/9 tại cơ sở dưới lòng đất ở bãi thử Pynggye-ri. CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ đã "chuẩn hóa" đầu đạn hạt nhân và có thể gắn chúng vào những tên lửa đạn đạo. Vẫn chưa rõ chính quyền Bình Nhưỡng có thể làm được điều này hay chưa nhưng có lẽ sẽ sớm xảy ra.

Cần lưu ý rằng kế hoạch của Hàn Quốc ("Korea Massive Punishment and Retaliation" - Đáp trả và Trừng phạt Triều Tiên trên quy mô lớn) đã lặp lại những tuyên bố tương tự của Triều Tiên. Những tuyên bố này thường xuyên - và ngang nhiên hơn - dọa nhấn chìm Seoul trong "biển lửa".

Triều Tiên có hàng trăm đơn vị pháo binh tầm xa và những máy phóng tên lửa được đặt ở những vị trí để bắn phá thủ đô Hàn Quốc ngay trong ngày đầu tiên của cuộc xung đột. Mặc dù vẫn còn đang tranh cãi về việc Triều Tiên thực sự có thể gây ra thiệt hại tới cỡ này và Bình Nhưỡng có khả năng phóng đại hiệu quả của mình thì chẳng có gì phải nghi ngờ rằng một cuộc tấn công quy mô sẽ chứng minh cho sự tàn phá và giết chết hàng nghìn người.

Nguồn tin của hãng Yonhap nói thêm rằng nếu CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, "thủ đô Triều Tiên sẽ biến thành tro bụi và biến mất khỏi bản đồ".

Dù có là khoe khoang hay không thì các quan chức quân sự ở Seoul cũng đang đưa ra những bình luận tương tự, bóng gió đến những kế hoạch tấn công phủ đầu trước khi diễn ra cuộc xung đột lớn.

"Nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích, đe dọa đến đời sống và sự an toàn của công dân nước chúng tôi, quân đội chúng tôi sẽ trừng phạt nguồn cơn của những khiêu khích ấy một cách mạnh mẽ, nghiêm khắc, từ quân đến tướng", Thiếu tướng Kim Yong Hyun phát biểu vào năm 2013, giai đoạn căng thẳng khi cả 2 bên đều tiến hành tập trận tại khu Phi quân sự.

Thông thường, "tướng" trong trường hợp này ám chỉ đến các chỉ huy sư đoàn của Triều Tiên, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc nói với tờ Chosun Ilbo. "Nhưng nếu Seoul bị tấn công, các chỉ huy cấp cao của chính quyền Triều Tiên, trong đó có ông Kim Jong-un, cũng có thể trở thành mục tiêu", nguồn tin nói thêm.

Một quan chức khác, Chuẩn tướng Cho Sang Ho, đã đề cập tới những cuộc tấn công phủ đầu trong một cuộc hội thảo năm 2015, theo tờ Telegraph của Anh. "Chúng tôi sẽ phát triển các chiến lược bất đối xứng, cho phép chúng tôi có được lợi thế so sánh với Triều Tiên, như chiến tranh tâm lý, các chiến dịch phủ đầu, lợi thế tình báo và các khả năng tấn công chính xác", ông Cho nói.

Một cuộc tấn công phủ đầu có nhiều khả nưng dự vào những tên lửa di động nhanh, các tên lửa hành trình dẫn đường chính xác và các chiến đấu cơ. Seoul đã nhanh chóng cho ra mắt các tên lửa hành trình và đạn đạo hiện đại dưới tên Huynmoo. Nhưng chưa rõ họ hiện sở hữu bao nhiêu tên lửa loại này.

Chúng ta biết rằng vào đầu những năm 2000, Seoul đã mua hơn 200 tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS tầm ngắn của Mỹ. Từ Hàn Quốc, những vũ khí này có thể tới được Bình Nhưỡng, phát nổ và phóng ra hàng trăm quả bom nhỏ.

Chúng không phải bay xa. Bình Nhưỡng cách khu vực Phi quân sự (DMZ) chỉ khoảng hơn 140 km, xấp xỉ khoảng cách giữa Washington D.C và Richmond, Virginia.

Phiên bản mới nhất của tên lửa hành trình tấn công mặt đất Huynmoo-3 có thể mang 500 kg chất nổ tới bất cứ nơi nào bên trong lãnh thổ Triều Tiên. Loại vũ khí này cũng được trang bị các máy tính hướng dẫn phức tạp, tương tự như tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Nhưng điều này đáng hoài nghi.

Hàn Quốc có các phương tiện để tấn công lãnh đạo Triều Tiên. Vấn đề là những cuộc tấn công phủ đầu ấy hiếm khí thành công. Một lý do được đưa ra các nhà lãnh đạo đã có sự đề phòng. Và, nhắm mục tiêu vào họ đòi hỏi tin tình báo cực kỳ chính xác để có được bất cứ cơ hội nào cho cuộc tấn công.

Ông Kim Jong-un có thể có kế hoạch phòng trường hợp ông ấy cần ẩn trốn. Thật sốc nếu ông ấy không làm vậy.

Khi cuộc xâm lược Iraq bắt đầu, Mỹ đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích nhằm vào Saddam Hussein và những quan chức cấp cao khác của Iraq. Những cuộc tấn công này đã không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, họ đã giết hại rất nhiều dân thường.

"Chúng tôi đã thất bại trong việc tiêu diệt những mục tiêu có giá trị cao, thay vào đó, chúng tôi giết phải dân thường và gây ra thù hận, bất mãn trong một bộ phận người dân", Marc Garlasco, người đứng đầu chiến dịch "mục tiêu có giá trị cao" trong năm 2003 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ nói với tờ New York Times.

Triều Tiên có khả năng sẽ thua trong một cuộc chiến nhưng một cuộc nổi dậy đang phát triển trong một Triều Tiên bị chiếm đóng là có thể xảy ra, theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation năm 2013. Đồng thời, Hàn Quốc cũng ám chỉ sự trả thù quy mô lớn phản ánh chính phủ của họ sắp tới tin rằng họ không có nhiều sự lựa chọn thay thế.

Năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung bắt tay vào "Chính sách Ánh Dương" nhằm xoa dịu mối quan hệ với Triều Tiên bằng cách cung cấp viện trợ kinh tế. Ông hy vọng khuyến khích Bình Nhưỡng tiến hành các cải cách nội bộ, cuối cùng dẫn tới sự thống nhất hòa bình như Đông Đức và Tây Đức.

Người kế nhiệm ông, Roh Moo Hyun, tiếp tục chính sách này. Nhưng vào năm 2003, Triều Tiên rút khỉ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và kích nổ quả bom hạt nhân đầu tiên 3 năm sau đó.

Các  cử tri Hàn Quốc đã trừng phạt tàn nhãn người kế nhiệm ông Roh trong cuộc bầu cử năm 2007 và đã bầu cho Lee Myung Bak của đảng bảo thủ Saenuri - người tuyên bố có một chính sách cứng rắn hơn.

Với việc chính sách trên bị loại bỏ, Hàn Quốc chuyển sang một "nguyên tắc ngăn chặn chủ động", theo cách nói của ông Lee sau vụ tàu hộ tống ROKS Cheonan bị tàu ngầm Triều Tiên đánh chìm năm 2010.

Nếu Triều Tiên tấn công, Hàn Quốc sẽ đáp trả tương ứng. Những lợi ích trong tương lai sẽ phụ thuộc vào hành vi của Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc hiện nay, bà Park Geun Hye, đang thực hiện chính sách này.

Tuy nhiên, việc đáp trả những loại hành động khiêu khích này của Triều Tiên óc nguy cơ khiến xung đột leo thang và khiến toàn bộ bán đảo chìm vào thảm họa. Dù là trường hợp nào thì kế hoạch đưa một tên lửa hành trình vào phòng ngủ của Kim Jong-un khó lòng thuyết phục ông từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Nhưng ông Kim Jong-un dường như sẽ không tấn công hạt nhân Hàn Quốc, dù thế nào đi nữa.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news