Tin mới

Hàng trăm sinh vật biển quý hiếm dạt vào bãi biển nhưng không ai dám đụng vào vì siêu độc

Thứ hai, 25/12/2023, 12:00 (GMT+7)

Cảnh tượng hàng trăm con sinh vật biển có nọc độc trôi dạt vào bãi biển sau trận bão được cho là bất thường vì chúng chỉ sống ở vùng nước sâu và hiếm khi được nhìn thấy trên bãi biển.

Theo New York Post, mới đây, những ngư dân ở Ấn Độ vô cùng sửng sốt khi phát hiện nhiều sinh vật biển màu chàm, siêu quý hiếm nhưng có nọc độc gần như đã chết dạt vào các bãi biển gần thành phố Chennai sau một cơn bão.

Chia sẻ trên The News Minute, Srivatsan Ramkumar thuộc Tổ chức Bảo vệ Môi trường Ấn Độ cho biết: “Hàng trăm con trong số đó đã dạt vào bờ biển”. Cơ quan chức năng xác định đây là những con Glaucus atlanticus, thường được gọi là Glaucus xanh, Blue Sea Dragon, sên biển xanh, sên đại dương xanh và khuyến cáo các ngư dân và người dân địa phương không chạm vào chúng vì những sinh vật biển này có nọc độc gây đau đớn, phát ban cho bất cứ ai chạm vào.

Mặc dù phần lớn những con Blue Sea Dragon đã chết nhưng một số con còn sống vẫn được phát hiện khi trôi dạt vào bãi biển. Được biết, những sinh vật biển này thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới/cận nhiệt đới, sống ở vùng nước sâu và hiếm khi được nhìn thấy trên bãi biển, nổi trên bề mặt đại dương do lượng không khí được tích trữ trong dạ dày của nó. Cảnh tượng hàng trăm con Blue Sea Dragon trôi dạt vào bờ biển xay ra sau khi bão Michaung đổ lượng mưa 60cm trong 48 giờ xuống thủ đô Tamil Nadu, gây ra tình trạng ngập lụt. 

Blue Sea Dragon trôi dạt vào bờ biển khiến nhiều người lo ngại bởi chúng có nọc độc. Ảnh: New York Post
Blue Sea Dragon trôi dạt vào bờ biển khiến nhiều người lo ngại bởi chúng có nọc độc. Ảnh: New York Post

Bên cạnh đó, thành phố Chennai cũng hứng chịu một vụ tràn dầu công nghiệp lớn sau lũ lụt. Tuy nhiên, hiện các giới chức Ấn Độ vẫn chưa rõ liệu việc các sinh vật biển này chết và trôi dạt vào bờ biển có liên quan gì đến vấn đề trên hay không.

Cảnh tượng hàng trăm con Blue Sea Dragon trôi dạt vào bờ biển trở nên bất thường vì loài sinh vật biển này thường sống ở vùng nước sâu và hiếm khi được nhìn thấy trên bãi biển.

Bên cạnh đó, hàng trăm con Glaucus atlanticus này đều có nọc độc cực mạnh, việc chúng chết và trôi dạt vào bờ biển làm dấy lên về vấn đề an toàn với người dân. Prashanth E, người quản lý động vật hoang dã của Cục Lâm nghiệp Tamil Nadu khẳng định, cơ quan chức năng đã cảnh báo người dân không chạm vào những sinh vật này.

“Sau những cơn lốc xoáy, hiện tượng nước biển dâng cao là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Trên bờ biển Chennai, việc phát hiện hàng trăm con Blue Sea Dragon không phải là chuyện thường xuyên nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn xuất hiện. Tốt nhất là không nên chạm vào chúng”, Prashanth E nói thêm. 

Những con Blue Sea Dragon có các tế bào tuyến trùng - những ngạnh nhỏ có nọc độc - mà nó dùng để tấn công bất kỳ vật thể lạ nào mà nó tiếp xúc, giống như loài sứa man'o'war của Bồ Đào Nha có màu sắc tương tự. Ramkumar cho biết, loài Blue Sea Dragon nổi tiếng với ngư dân địa phương vì gây kích ứng da, phát ban và đau đớn cho người chạm

vào chúng. Mặc dù nọc độc của loài Blue Sea Dragon không gây chết người nhưng cơ quan cảnh báo ngư dân và người dân địa phương nên tránh xa, không chạm vào chúng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: sinh vật biển