Theo chân A, một chàng sinh viên trẻ, chúng tôi hiểu thêm về công việc thầm lặng nhưng cao cả - chôn cất thai nhi bị phá bỏ.
Bến đỗ an yên của 100.000 sinh linh bé bỏng
Tìm về nghĩa trang, nơi được xem là mái ấm của hàng trăm nghìn sinh linh bé bỏng, chúng tôi cảm nhận được bầu không khí u uất, lạnh lẽo đến rợn người. Không đâu xa cả, mái nhá đặc biệt này nằm tại huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội.
Theo chia sẻ của A. Sau khi được thu nhặt từ những phòng khám, cơ sở y tế,... các con sẽ được tắm rửa sạch sẽ, khâm liệm và đặt trong tủ lạnh trong ngôi nhà ngay giữa nghĩa trang. Tiếc thương cho những kiếp thai nhi chưa kịp cất tiếng khócchào đời, chưa kịp nhìn thấy ánh hào quang của buổi rợp sáng, hơn 2 năm nay, A đã biến chốn hoang vu này trở thành nẻo về ai oán của hơn 100.000 thai nhi xấu số.
Sau một hồi quan sát, A dẫn chúng tôi vào, mở tủ lạnh ra và đặt 3 bé con hôm nay cậu nhặt trước cửa phòng khám vào trong đó. Nhìn hình ảnh những thai nhí bé bỏng có đủ hình hài nằm gọn gàng trong ngăn mát tủ lạnh, không ai dẫu được nước mắt. Tại sao.... tại sao lại vậy... tại sao không cho các con yêu được nằm trong vòng tay ấm ấp của mẹ, mà nỡ chấm dứt một sự sống, hạt máu thiêng liêng của mình. Và quả thực con người chưa bao giờ tàn nhẫn đến vậy.
Theo A chia sẻ, cứ đều đặn vào cuối tuần, tất cả các con sẽ được đi chôn cất, việc bảo quản tủ lạnh giúp hình hài các con được nguyên vẹn, để khi các con lên thiên đường, vẫn được tự tin nhảy nhót, vui đùa.
Lật giở tấm vải nhỏ, gương mặt tím tái cứng đờ có chút ai oán của các con khiến chúng tôi hết sức ám ảnh, không thể thốt lên bất cứ lời nào trong hoàn cảnh này. Ai nấy cũng chỉ biết lặng người, kính cẩn thắp nén hương thơm, nguyện cầu cho các con sớm siêu thoát và tìm được niềm vui chốn thiên đường.
Trong nghĩa trang, những ngôi nhỏ bé nằm san sát nhau, trên bia đều ghi đầy đủ tên, ngày mất của các con. Có mộ chứa đến 10.000 sinh linh, đặc biệt, ngôi mộ lớn dưới chân bức tượng chính chứa đến 30.000 hài nhi.
A vội cho chúng tôi xem một cuốn sổ, nơi ghi lại những ân hận của bậc làm cha làm mẹ vì nông nỗi tuổi trẻ mà phá đi máu mủ của mình. Những dòng chữ guệch goạc, cùng giọt nước mắt ướt nhòe trang giấy, tất cả giờ còn là kỹ ức đau thương.. Trong cuốn sổ đặc biệt này còn có cả những lời “khóc thương” của những con người xa lạ. Mỗi trang giấy là một câu chuyện khác nhau, khiến ai nấy trong số chúng tôi đều nghẹn đắng.
"Con à, hôm nay ngày rằm mẹ lên đây thăm con cùng các em ở đây. 17 ngày nữa thôi là ngày giỗ của con, mẹ không biết nói gì, chỉ mong con được bình yên, siêu thoát và... tha thứ cho mẹ. Con chỉ là một trong những đứa trẻ vô tội, con không có lỗi gì, tất cả là do mẹ, do mẹ hết!".
"Các bé thân yêu, hơn một năm trước gia đình phải đón nhận một nỗi đau khôn xiết. Đó là sự ra đi của bé A. khi chị dâu bị sảy thai ở tháng thứ 7. Bé đã có hình hài đầy đủ, đã là một con người, một thành viên của gia đình. Nhưng tiếc là bé mãi mãi không được nhìn thấy mặt ba mẹ, ông bà, người thân, những người đang ngày đêm chờ mong bé ra đời. Cả nhà đã rất buồn, ai cũng khóc khi hình hài bé nhỏ của bé được cuốn trong khăn và đưa xuống lòng đất...".
"Hôm nay mọi người đến thăm các em đông vui quá! Trời trở lạnh rồi, chị ngồi ở đây cũng lạnh này, các em thì sao? Dù nơi ở chật chội, đông người thì cũng cứ vui lên nhé vì có mọi người luôn đồng hành, chia sẻ cùng các em".
"Các con yêu quý của mẹ! Mặc dù không được làm mẹ của các con nhưng lúc này mẹ cầu mong được một lần ôm hết các con vào lòng. Lần đầu tới đây mẹ quá bất ngờ dù đã chuẩn bị tâm lý. Các con nhiều quá, cô đơn lắm phải không? Mẹ sẽ cố gắng dành thời gian về với các con. Một người bố, người mẹ từ chối các con nhưng có muôn vàn các bố, các mẹ khác luôn bên các con". Giọt nước mắt muộn màng đầy day dứt của người mẹ trẻ.
Gian truân vất vả ngược xuôi cùng nguồi kinh tế eo hẹp, nhưng A chưa bao giờ có ý định từ bỏ công việc này và xem đó như "bữa ăn giấc ngủ" của mình. A. kể có những hôm vừa cầm túi nilon từ xe rác, cậu phát hiện tay có máu chảy từng giọt khi đâm phải một ống kim. Gần 1 năm qua, A. không biết những mầm bệnh nào đang âm ỉ trong cơ thể cậu.
Một mình lủi thủi đến bệnh viện làm xét nghiệm, A. sợ chứ. Trong vòng 1 tháng, A. bắt đầu uống thuốc phơi nhiễm. Ngày nhận kết quả "âm tính" với HIV, chàng sinh viên trẻ dường như vỡ òa cảm xúc. Bởi lẽ, từ này anh sẽ có thêm sức khỏe, thêm niềm tin để làm công việc "đặc biệt" này.
Hi sinh và thế, lớn lao là thế, A vẫn xem đây là công việc nhỏ, là việc đáng nên làm. Nhìn anh chàng vóc dáng mảnh mai, nhưng ý chí kiên cường, chúng tôi như có thêm động lực để tiếp bước hơn trong cuộc sống. "Sống tốt trời xanh ắt an bài", hy vọng A sẽ có thật nhiều sức khỏe, vững trãi hơn trên hành trình: nhặt, khâm liệm và chôn cất các xác thai nhi.
Người mẹ “XIN” và căn nhà cạnh nghĩa trang
Nằm cách nghĩa trang không xa là căn nhà tình thương do vợ chồng bà N để làm nơi nương tựa của những thai phụ lầm lỡ. Người thì không có gia đình, mang giọt máu của mình đến để nhờ nuôi, thậm chí con có người đến để sinh sống một thời gian trước khi sinh con. Tất cả đều mang chung nỗi mặc cảm lầm lỗi, bồng bột của tuổi trẻ...
Giữa màn đêm yên tĩnh, tiếng khóc “o oe” như xóa tan tất cả. Hình ảnh “mẹ ẵm con” trong ngôi nhà tình thương – nơi bám víu cuối cùng khiến ai nấy cũng phải xót xa. Không chỉ đơn thuần là mái ấm trú ngụ, ngôi nhà của cô N cũng là nơi để các cô gái trẻ tránh khỏi đàm tiếu “chửa hoang” của thiên hạ.
Mỗi mảnh đời, mỗi câu chuyện đau thương để rồi ta nêm trân quý giá trị của cuộc sống. Người thì bị bạn trai rũ bỏ, người thì bị lừa... phần lớn các thai phụ ở đây sau khi sinh con xong đều mang về. Nhưng cũng có không ít người bỏ con lại rồi đi biệt tích, theo tháng ngày, chúng lớn lên chúng gọi bà N là “mẹ”. Tuy không biết mặt được đáng sinh thành, nhưng các con được nhìn thấy ánh mặt trời, đó là điều đáng trân quý.
Bản thân bà N. Hơn 11 năm qua đều không quản nắng mưa, gõ cửa các phòng khám, trở thành người mẹ "xin”, đem các hài nhi xấu xố về chôn cất và săn sóc khói đèn. Vượt qua mọi lời đàm tiếu của thiên hạ, bà N xem đây là công việc cao cả thiêng liêng, các con sinh ra đã không được chào đón, thì hành trình về trời chắc chắn phải có người tiễn đưa.
Theo bà, những năm trở lại đây, lượng hài nhi bị vứt bỏ ngày một tăng, những huyệt mộ sau được đào sâu hơn huyệt mộ trước, tiểu nhỏ được thay bằng tiểu lớn để có thêm diện tích...
Cuộc sống của “thiền thần nhí” khi thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”
Làm công việc bị dị nghị là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, nhưng 2 năm về trước bà N. Vẫn nhận nuôi 2 đứa bé, một bé sống cùng vợ chồng bà, đứa còn lại ở với người chị dâu.
Cô lớn Xuân Nghiêm ấy vậy mà lớn nhanh như thổi, nhìn đôi mã chũm chím, nụ cười tươi vui khiến chúng thôi như có thêm động lực sau khi lắng nghe những câu chuyện đầy đau thương. Bà N chia sẻ, mẹ Xuân Nghiêm mấy năm nay không về thăm bé, kể cả khi được bà gọi về để làm giấy khai sinh cũng phớt lờ đi.
Có những ngày, mẹ N mang Nghiêm ra nghĩa trang để săn sóc những nấm mồ. Hình ảnh hồn nhiên nhảy múa tại mái ấm đặc biệt khiến chúng tôi thương cảm. Con còn quá nhỏ để hiểu mình đang ở đâu và nơi mình đang đứng là nơi trở về của hàng trăm nghìn sinh linh kém may mắn.
Hình ảnh bà mẹ “bất đăc dĩ” tay run run chở đứa con mới lên 2 trên con đường khúc khuỷa chúng tôi cảm thấy khâm phục nghị lực của cả hai. Thương lắm đấy, xót lắm đấy, tuy nghèo nhưng hai mẹ con vẫn rất mực yêu thương nhau. Có khoai ăn khoai có sắn ăn sắn, khổ vậy mà vui... nhưng trên tất cả, con đã may mắn để chiến đấu và dành phần thắng từ lưỡi hái tử thần.
Hoàng hôn buông xuống, căn nhà tình thương, nghĩa trang hài nhi cũng khuất bóng dần, chúng tôi quay trở về Hà Nội và lòng nặng trĩu tâm tư. Hỡi ai khi còn trẻ, hãy biết yêu thương, sống tốt, đừng cự tuyệt đi quyền làm người của những giọt máu bé bỏng. Đừng vì một chút sai lầm mà khiến các con phải hứng chịu... Các con không hề có lỗi.
Nguyện cầu cho thế gian kia, những mái nhà đang khuất bóng trẻ thơ, sẽ sớm tìm được tiếng cười giọng nói. Cầu cho những sinh linh bé bỏng sẽ về với đất mẹ, bởi lẽ... các con xứng đáng nhận được tình yêu.
Câu chuyện được viết lại từ nguồn Trí thức trẻ