Tin mới

Hết tiền, Mỹ xoay sở duy trì sức mạnh thiết giáp

Thứ sáu, 07/10/2016, 11:36 (GMT+7)

Theo lời giám đốc các hệ thống chiến đấu trên bộ, Mỹ hiện đã không còn ngân sách để tiếp tục phát triển loại xe tăng mới thay thế mẫu M1 Abrams vốn được phát triển từ những năm 1980.

Theo lời giám đốc các hệ thống chiến đấu trên bộ, Mỹ hiện đã không còn ngân sách để tiếp tục phát triển loại xe tăng mới thay thế mẫu M1 Abrams vốn được phát triển từ những năm 1980.

Thiếu tướng David Bassett, giám đốc các hệ thống chiến đấu trên bộ nói trong hội nghị Hiệp hội Quân đội Mỹ tại Washington vào ngày 4/10: “Tôi rất muốn tiến hành ngay chương trình thay thế xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley và đang có những bước chuẩn bị ban đầu nhưng đáng tiếc là những chương trình này hiện không phù hợp với ngân sách hiện tại”.

Xe tăng M-1 A2 Abrams của Mỹ. Ảnh: Military

Theo tạp chí National Interest, đứng trước những tiến bộ về vũ khí bộ binh của Nga, ví dụ như xe tăng Armata T-14, quân đội Mỹ cần phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế cho M1A2 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Quân đội Mỹ đã có kế hoạch phát triển xe tăng thế hệ tiếp theo, thậm chí có thể xây dựng nguyên mẫu nhưng không có kế hoạch sản xuất cụ thể do các vấn đề liên quan đến ngân sách. Vì vậy, giải pháp khả thi nhất hiện tại là tiếp tục nâng cấp những mẫu tăng đã có.

Quân đội Mỹ nắm rõ những hạn chế của Abrams và Bradley và luôn sẵn sàng nâng cấp khi có Công nghệ mới có thể áp dụng. Tuy nhiên, theo tướng Bassett, có một thực tế cần phải thừa nhận là những mẫu vũ khí được phát triển từ năm 1980 gần như đã đạt đến giới hạn của việc nâng cấp.

Tuy nhiên, về hiệu quả của một loại khí tài mới vẫn là một câu hỏi lớn khi mà việc đánh giá cần nhiều thời gian thử nghiệm trong khi các mẫu tăng hiện tại của Mỹ vẫn còn sử dụng tốt và Nga thì đang tiến bộ từng ngày trong công nghệ thiết giáp. Vì vậy, giải pháp an toàn nhất lúc này vẫn là tiếp tục tìm cách nâng cấp những mẫu khí tài thiết giáp hiện tại.

“Một xe tăng sẽ bao gồm bộ khung, động cơ, hệ thống liên lạc, vũ khí và nhiều thiết bị khác. Nếu những hệ thống này có thể nâng cấp, về cơ bản bạn không cần phải chế tạo xe tăng mới và chấp nhận những rủi ro đi cùng dự án”, tướng Bassett nói.

Xe chiến đấu M2 Bradley. Ảnh: Wiki

Tướng Basset đưa ra nhiều ví dụ  thất bại của những dự án nghiên cứu chế tạo mới khí tài thiết giáp. Ví dụ như trường hợp chương trình phát triển Phương tiện Chiến đấu trên bộ (GCV) nhằm thay thế cho xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, nhưng khi

đưa vào thử nghiệm thực tế, quân đội nhận thấy rằng việc sử dụng tiền dành cho chương trình phát triển mới để nâng cấp các phương tiện hiện có cho kết quả khả thi hơn. Chương GCV sau đó đã bị hủy bỏ.

Theo đó, ông cho rằng đa phần các vũ khí hiện tại của Mỹ vẫn rất mạnh, do đó việc nâng cấp chúng là hiệu quả nhất trong việc đối phó với các mối đe dọa mới.

Ông nêu trường hợp chương trình Phương tiện Chiến đấu Bọc thép đa nhiệm (AMPV) được phát triển bằng cách sử dụng các thành phần sẵn có. AMPV có bộ khung mới nhưng hầu hết các bộ phận còn lại được lấy từ xe chiến đấu bộ binh Bradley.

Tướng Basset còn cho biết thêm rằng ngay cả khi chỉ được nâng cấp, phiên bản xe tăng M1A2 SEP và M3 Bradley vẫn rất mạnh. Ngoài ra, quân đội Mỹ đang nghiên cứu phát triển module hệ thống phòng vệ chủ động (MAPS) giúp nâng cao khả năng bảo vệ xe tăng trước vũ khí đối phương.

Quý Vũ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news