Tin mới

Hình ảnh kỳ dị và siêu thực của những “lâu đài băng” ở Ngũ Đại Hồ

Thứ ba, 25/02/2014, 11:51 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ít có kỳ quan thiên nhiên nào lại\ncó vẻ đẹp siêu thực và kỳ dị hơn những ngọn hải đăng đóng băng nằm rải rác xung\nquanh các hồ Eric và Michigan. Chắc rằng những con sóng xô bờ và mưa bão đã tình\ncờ biến chúng thành những công trình điêu khắc kỳ vĩ của mùa đông.

(Tinmoi.vn) Ít có kỳ quan thiên nhiên nào lại có vẻ đẹp siêu thực và kỳ dị hơn những ngọn hải đăng đóng băng nằm rải rác xung quanh các hồ Eric và Michigan. Chắc rằng những con sóng xô bờ và mưa bão đã tình cờ biến chúng thành những công trình điêu khắc kỳ vĩ của mùa đông.

Đây là những ngọn đèn hải đăng nằm rải rác ở Ngũ Đại Hồ trong mùa đông. Theo Wikipedia, Ngũ Đại Hồ (tiếng Anh: Great Lakes, tức là "các hồ lớn") là năm hồ lớn nằm trên hay gần biên giới Hoa Kỳ – Canada. Đây là nhóm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới, và hệ thống Ngũ Đại Hồ – sông Saint Lawrence là hệ thống nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Đôi khi năm hồ này được gọi biển nội địa.

Các nhiếp ảnh gia đã phải chịu đựng trong thời tiết mùa đông cực kỳ khắc nghiệt để nắm bắt các vẻ đẹp đầy nghệ thuật. Họ phải đi xuyên qua các địa hình đóng băng dày đặc,rét buốt để chụp lại những “thành trì” băng tuyết, bị đóng băng gần như toàn bộ. Băng đá nhỏ từ trên đỉnh tòa tháp xuống hình thành những cột trụ băng khổng lồ.

Đây là các cảnh quan ở các vùng West Pierhead, bang Cleveland, South Haven, Michigan, St. Joseph, Petoskey Pierhead, và Point Betsie.

Một trong các nhiếp ảnh gia hàng đầu là Thomas Zakowski người Ấn Độ đã đi đến vùng St. Joseph và South Haven, Michigan, Mỹ để chụp lại bộ ảnh này.

C.K (Theo All that is interesting)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.