Tờ Time viết về Hoàng đế Musa I như sau: "Thật sự không có cách nào để đưa ra một con số chính xác về sự giàu có của ông ấy". Thêm vào đó, những thống kê về tài sản của ông bắt nguồn từ những lời khai hàng thế kỷ nên rất có thể một số câu chuyện về hoàng đế này đã bị phóng đại.
Có một thực tế không thể chối cãi là Hoàng đế Musa đã cai trị đế chế Mali vào thế kỷ 14 và vùng đất cảu ông chứa đầy những tài nguyên béo bở, đặc biệt là vàng. Ông cũng là một nhà lãnh đạo quân sự thành công khi chiếm được 24 thành phố. Nhưng chính đức tin Hồi giáo đã thúc đẩy ông thực hiện cuộc hành hương đến Mecca vào năm 1324 và có thể phô trương sự giàu có của mình với thế giới bên ngoài.
Vua Musa Keita I lên nắm quyền vào năm 1312. Vào thời điểm đó, phần lớn châu Âu đang gặp khó khăn. Việc sản xuất vàng, bạc sụt giảm trong khi nhiều vương quốc châu Phi lại phát triển mạnh mẽ. Khi nắm quyền, hoàng đế Musa đã mở rộng biên giới đế chế của mình rất nhiều. Ông sáp nhập thành phố Timbuktu và tái lập quyền lực với Gao. Sau tất cả, đế chế của ông đã kéo dài tới hơn 3.200km.
Hoàng đế Musa có rất nhiều đất đai. Nói một cách dễ hiểu, ông đã cai trị tất cả (hoặc một phần) Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Chad ngày nay.
Phần còn lại của thế giới biết đến sự giàu có của ông vào năm 1324 khi ông thực hiện cuộc hành hương gần 6.400km đến Mecca để hoàn thành một trong 5 trụ cột của Hồi giáo. Ông ấy không làm điều đó một cách tiết kiệm. "Không phải ai cũng đi hành hương với ngân sách tiết kiệm, ông đã mang theo cả một đoàn lữ hành trải dài đến mức mắt thường cũng có thể nhìn thấy", tờ Time đưa tin.
Có nhiều thông tin khác nhau nhưng đoàn lữ hành được cho là có 60.000 người của Musa bao gồm 1.000 người phục vụ, 100 con lạc đà chở đầy vàng, rất nhiều nhạc công riêng và 500 nô lệ mang cây trượng bằng vàng.
Nhà sử học đương đại Ibn Khaldun sau đó đã phỏng vấn một trong những người đồng hành chuyến đi với hoàng đế. Người đàn ông này tuyên bố "mỗi lần dừng lại, ông sẽ thết đãi chúng tôi những thực phẩm và bánh kẹo hiếm. Đồ đạc và tư trang của ông do 12.000 nữ nô lệ vậng chuyển. Họ mặc áo choàng bằng gấm và lụa Yemen".
Musa cũng không keo kiệt về sự giàu có của mình. Ông thường tặng của cải cho những người có chức sắc mình gặp trên đường đi. Khi đừng chân tại Cairo, ông đã cho người nghèo nhiều vàng tới mức gây lạm phát hàng loạt.
Cuộc hành hương xa hoa đưa Musa lên bản đồ theo đúng nghĩa đen. Ông được đưa lên Catalan Atlas năm 1375. Đây là một trong những bản đồ quan trọng nhất của châu Âu thời Trugn cổ. Tin đồn về sự giàu có của ông đã lan rộng khắp Địa Trung Hải.
Cuối cùng, chuyến hành hương đã định hình quan điểm của châu Âu, coi Mali là "một nơi lộng lẫy, giàu có và tinh tế". Nhưng điều này đã có mặt tối. Bồ Đào Nha đã coi Mali như một món mồi và tấn công đế chế này từ thế kỷ thứ 15.
Trong khi với thời nay, Musa nổi tiếng về vàng thì "khối tài sản của ông chỉ là một phần trong di sản giàu có của ông ta". Sự giàu có về vật chất không phải là mối quan tâm duy nhất của nhà vua. Là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, ông đặc biệt quan tâm đến Timbuktu. Ông đã đô thị hóa thành phố Timbuktu bằng việc xây dựng trường học, nhà thờ và một trường đại học lớn. Ông cũng đã xây dựng nhà thờ Hồi giáo Djinguereber huyền thoại ở Timbuktu và hiện nó vẫn còn tồn tại.
Sau 25 trị vị, Hoàng đế Musa qua đời năm 1337. Con trai ông là Maghan I lên kế vị. Di sản phong phú của nhà vua còn tồn tại qua nhiều thế hệ và cho đến ngày nay, những lăng tẩm, thư viện và nhà thờ Hồi giáo là minh chứng cho điều này.
(Theo BI)