Những dấu hiệu gần đây dự báo một tình hình không mấy khả quan với các nền kinh tế trong khu vực
Hong Kong với một nền kinh tế độc lập, minh bạch đã là một vùng đất hứa với các nhà đầu tư khi muốn tìm một thị trường lớn hơn. Kết quả một phần đã được thể hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 và Đại suy thoái năm 2008.
Khi những tranh cãi về “Great Fall of China” (tạm dịch “Trung Quốc đại suy sụp” đăng trên Wall Street Journal của Jeffrey Wasserstrom)vẫn tiếp diễn, một lần nữa, Hong Kong lại trở nên hấp dẫn. Tuy vậy, những điều báo khác xa mong đợi xuất hiện. Giá nhà giảm 12% kể từ khi kinh tế Trung Quốc suy sụp hồi tháng 8. Đồng thời doanh số bán lẻ giảm nghiêm trọng kể từ 1999.
Nghiêm trọng hơn, các ứng dụng thế chấp đã giảm gần một phần tư so với tháng trước, và hiện giờ ở mức thấp nhất từ tháng 6 năm 1998 khi khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra.
Ảnh minh họa: The Diplomat |
Mới đây, Rajiv Biswas, nhà kinh tế học khu vực châu Á – Thái Bình Dương của HIS Global Insight đã nhấn mạnh đây là những dấu hiệu đáng lo ngại cho các nhà lãnh đạo trong khu vực Đông Nam Á.
Trong một công văn được xuất bản bởi Wharton Business School, ông cho biết “Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc khi là thị trường xuất khẩu chủ lực của các nước ASEAN đang làm gia tăng khả năng dễ tổn thương của các quốc gia này khi Trung Quốc suy thoái”.
Rất ít thị trường tin rằng, kinh tế Trung Quốc có khả năng phục hồi. Điều này một phần là do mức nợ công của Trung Quốc, vốn đã tăng lên 28 nghìn tỷ đô la trong hơn 9 năm qua. Khi so sánh với phần trăm GDP, con số này cao hơn rất nhiều mức nợ công của Mỹ.
Với mức nợ không bị kiềm chế, ban đầu, nó là nhiên liệu giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số. Đông Nam Á nhanh chóng trở thành một phần của chuỗi cung ứng đó. Kết quả là xuất khẩu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã tăng 20% trong thập kỷ qua.
Bất ngờ, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm sâu xuống 6,9% vào năm 2015, và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống mức 6,3% trong năm 2016. Với một quốc gia đang phát triển, con số trên chưa thực sự ấn tượng khi đất nước này vẫn có hơn 200 triệu người sống dưới mức nghèo khổ khi xét theo chuẩn quốc tế.
Kết quả là xuất khẩu từ các nước ASEAN giảm sâu, và các dấu hiệu của Hong Kong cho thấy xu hướng này không thể kết thúc bất cứ lúc nào.
Biswas cho biết “Suy thoái Trung Quốc đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất ở Đông Á, đặt các nước ASEAN vào thế khó”.
Theo dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay chỉ đạt 3,6% sau khi sửa đổi triểu vọng tăng trưởng kinh tế ASEAN cho năm 2016 xuống từ 5,3% còn 5%.
Kỳ vọng tiếp tục bị hạ thêm, đặc biệt với những quốc gia “đầu tàu”. Indonesia, Malaysia, Vietnam, Brunei và Myanmar – những quốc gia đang thu lợi lớn từ dầu cọ, dầu mỏ và khí đốt, than đá và các mặt hàng khác như cao su, gạo, gỗ - đang bị trừng phạt nặng nề.
Biswas miêu tả thêm mức độ phụ thuộc của từng nước Đông Nam Á đến Trung Quốc thay đổi tùy theo sự nhạy bé của nền kinh tế và khả năng mở rộng thương mại của từng nước.
Philippines là một ví dụ hiếm có. Kinh tế nước này thu lợi bằng việc sản xuất hàng điện tử rồi xuất khẩu sang Nhật Bản. Phần khác, nền kinh tế nước này được cung cấp từ lượng kiều hối của người Philippines ở nước ngoài. Nhờ vậy, cuộc khủng hoảng là cơ hội để nền kinh tế không chịu tổn thương của nước này trỗi dậy.
Tại Hong Kong, cuộc suy thoái gần đây trở nên trầm trọng hơn bởi sự sụt giảm số lượng khác du lịch. Khách Trung Quốc đại lục ở Hong Kong đã giảm 18% trong 2 tháng đầu năm nay. Theo Bank of America, điều này sẽ không thay đổi trong năm tới.
Đó cũng có thể là kịch bản sẽ tác động tới các quốc gia Đông Nam Á – nơi mà lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn so với lượng du khách đến từ phương Tây.
Đây là một hệ quả không mong muốn đối với các nước Đông Nam Á. Một trong số đó sẽ là bài kiểm tra đánh giá khả năng phục hồi kinh tế của khu vực, nơi mà gần như toàn bộ khu vực, đang phải vật lộn đối phó.
Như Ngọc (The Diplomat)