Tin mới

Hy hữu: Đặc nhiệm tinh nhuệ SEAL của Mỹ thiếu vũ khí trầm trọng

Thứ ba, 08/03/2016, 09:06 (GMT+7)

Đặc nhiệm Hải quân SEAL, một trong những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ nhất của Mỹ, chuyên chịu trách nhiệm thực hiện những sứ mệnh tuyệt mật của chính phủ và các hoạt động chống khủng bố, đang rơi vào tình trạng thiếu súng trường chiến đấu.

Đặc nhiệm Hải quân SEAL, một trong những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ nhất của Mỹ, chuyên chịu trách nhiệm thực hiện những sứ mệnh tuyệt mật của chính phủ và các hoạt động chống khủng bố, đang rơi vào tình trạng thiếu súng trường chiến đấu.

SEAL là một trong những đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ nhất của của Mỹ, được đào tạo để tiến hành những hoạt động đặc biệt tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tuy nhiên, lực lượng này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn súng trường khiến họ buộc phải luân phiên sử dụng súng theo thứ tự, AP cho biết.

Đại diện phía Mỹ, ôn Duncan Hunter, cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm "Hải cẩu" đã ba lần từng tham gia các hoạt động ở Iraq và Afghanistan, cho biết, ông đã liên lạc với một số lính đặc nhiệm SEAL phàn nàn về tình trạng này.

"Họ muốn những khẩu súng trường cho riêng họ. Đó là cuộc sống của họ. Vì vậy, cần phải đảm bảo súng cho mỗi người cho đến khi họ được chuyển giao công việc ở Lầu Năm Góc".

Lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ trong một buổi tập huấn trên sa mạc. Ảnh: Flickr

Những thành viên khác của SEALS phàn nàn rằng về việc thiếu đạn dược trong suốt quá trình đào tạo.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu thốn này hiện vẫn chưa được làm rõ. Với chi phí chỉ vào khoảng vài nghìn USD cho mỗi khẩu, súng trường chiến đấu được xếp vào một trong những loại vũ khí rẻ nhất và không thể thiếu nhất trong các loại vũ khí quân sự. Súng M-4 - loại súng trường tấn công phổ biến nhất chỉ có giá chưa đến 1.000 USD.

Trong một bức thư gửi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Hải quân Mỹ, ông Brian Losey vào tháng trước, ông Hunter đã chỉ ra rằng ngân sách dành cho lực lượng này đã tăng gần 11 triệu USD từ giữa năm 2014 đến 2015. Mặc dù vậy, họ vẫn đang bị hạn chế về ngân sách và thiếu nguồn tài trợ trang bị, huấn luyện và những nhu cầu quan trọng khác của SEAL".

Một khả năng khác là nguồn ngân sách tăng lên nhưng lại tập trung quá nhiều vào việc mở rộng quy mô của các lực lượng đặc biệt, mà không tính đến rằng những người lính cũng rất cần trang bị.

Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Mỹ chịu trách nhiệm giám sát các lực lượng như SEAL, Quân đội Green Berets và Rangers, và Bộ chỉ huy tác chiến lực lượng không quân. Trong một thập kỷ qua, số nhiệm vụ hoạt động quân sự của tất cả các lực lượng này đã tăng từ 33.600 lên 56.000. Riêng của SEAL, con số này là 2.710.

Sự thiếu hụt vũ khí không chỉ ảnh hưởng đến SEAL, mà còn cản trở các lực lượng đặc biệt chậm tiếp cận những loại vũ khí công nghệ cao. Một bộ máy quan liệu chậm chạp đồng nghĩa với việc một đề xuất mới có thể mất đến 4 năm để được phê duyệt. Trong thời gia đó, những loại thiết bị và Công nghệ mới đã xuất hiện nhiều hơn.

Tướng quân đội Joseph Votel, sĩ quan hàng đầu của Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Mỹ đã cam kết với nghị sĩ Hunter rằng ông sẽ điều tra vấn đề này.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ làm rõ vấn đề này và sẽ hành động ngay lập tức nếu hiệu quả của SEAL bị tổn hại", ông Votel tuyên bố trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news