(Tinmoi.vn) Những động thái leo thang gần đây của Trung Quốc ở biển Đông đã đẩy Indonesia đến việc tăng cường sức mạnh quân sự để giúp chống đỡ mạnh hơn những mối đe dọa từ nước ngoài.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa
Sau nhiều năm tập trung vào những mối nguy riêng biệt qua quần đảo mà chiều dài cũng đủ trải dài từ New York đến Alaska, Indonesia lên kế hoạch triển khai các máy bay trực thăng chiến đấu tới các đảo của họ ở phía cuối nam biển Đông và mở rộng sức mạnh hải quân. Ứng cử viên hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Indonesia vào tháng Bảy, Joko Widodo dự định tăng cường khả năng phòng thủ bằng cách chi đến 1,5% GDP cho quốc phòng.
Chiến lược này đến trong bối cảnh Trung Quốc làm leo thăng căng thẳng với Philippines và Việt Nam, cùng các nước thành viên của khối ASEAN khác. Xung đột của của Trung Quốc với Việt Nam qua việc TQ đưa giàn khoan dầu vào đầu tháng này, sau đó là việc kiểm soát thành công Bãi Gạc Ma mà Philippines tuyên bố chủ quyền gọi là Scarborough.
Ông Tim Huxley, giám đốc điều hành của Học viện Quốc tế về Nghiên cứu chiến lược ở Singapore cho biết: “Việc tập trung vào chi tiêu cho quốc phòng sẽ giải quyết những đe dọa từ nước ngoài.
Ở Indonesia đã xuất hiện những lo ngại rằng biển Đông không nên trở thanh một cái hồ của Trung Quốc và nơi đây cần duy trì việc tự do qua lại.” Điều này đang ảnh hưởng đến chi tiêu cho quốc phòng và mua sắm của Indonesia, ông nói.
Quân đội Indonesia đang phát triển được 40% lực lượng thiết yếu-tối thiểu còn gọi là MEF, sẽ hoàn thành vào năm 2029, để bảo vệ lãnh thổ của họ. Indonesia cũng đầu tư thêm các xe tăng, tàu ngầm, và trực thăng, máy bay chiến đấu vào kho vũ khí của họ, theo Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sjafrie Sjamsoeddin trả lời phỏng vấn ở Jakarta cho hay. Lực lượng MEF theo yêu cầu của chính phủ cần 274 tàu hải quân, 10 đội máy bay chiến đấu và 12 tàu ngầm điện-diesel.
Ông Sjamsoeddin nói: “Một phần chúng tôi đang duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Vì vậy, chúng tôi chắc chắn phải có thực lực để đáp ứng cho sức mạnh trong khu vực này.”
Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa nói trong một bài phỏng vấn vào tháng Tư rằng ông muốn có sự giải thích về tấm bản đồ Trung Quốc và yêu cầu Liên Hợp Quốc giúp làm rõ vấn đề này.
Đại tá hải quân Fahru Zain, phó trợ lý cho Bộ trưởng về Học thuyết chiến lược quốc phòng của Bộ An ninh nói vào tháng Ba rằng bản đồ của Trung Quốc chứa đựng một “tuyên bố độc đoán” đối với vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau nằm trong lãnh hải của Indonesia.
“Việc tranh chấp này gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trong vùng biển của Natuna”, ông nói, theo Antaran News.
Indonesia có 17.000 hòn đảo lớn nhỏ, trải dài qua 5.300 kilometres từ đông đến tây. Eo biển Malacca mà Indonesia cùng chia sẻ với Malaysia là đường hàng hải then chốt nối giao thương giữa các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo ông Richard Bitzinger, chuyên viên nghiên cứu tại S. Rajaratnam ở Singapore nói, "Indonesia muốn phát triển một quân đội tinh nhuệ, hiện đại bởi vì hiện tại, quân đội của họ như môt củ khoai tây nhỏ."
Theo viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển, chi tiêu dành cho quân sư của Indonesia đã tăng lên đến 7,7 tỉ USD vào năm 2013.
Trong khi ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng thêm 12% vào năm nay lên đến 141 tỉ USD, nhằm tăng sức mạnh cho lực lượng hải quân, củng cố tuyên bố của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Mặc dù là một quốc gia ven biển, Indonesia muốn xây dựng một “sự cân bằng” giữa các lực lượng quân đội, hải quân và không quân, ông Sjamsoeddin nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Ba.
Indonesia không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang khi chi ít hơn 1% GDP vào quốc phòng, so với 3%-4% như các nước thành viên ASEAN khác, ông Sjamsoeddin nói. Nếu các nước khác trong khu vực đã có xe tăng hạng nặng thì Indonesia chỉ có xe tăng hạng nhẹ, 61 chiếc, và một vài thiết bị quân sự còn lỗi thời hơn thế.
Indonesia sẽ triển khai bốn chiếc máy bay chiến đấu Boeing Apache đến quần đảo Natuna như một biện pháp đi đầu chống lại những bất ổn ở biển Đông, theo chuyên trang quân sự HIS Jane đưa tin tức vào tháng Ba, trích nguồn tin Tổng tham mưu tướng Budiman.
Trước sự hiếu chiến của Trung Quốc ở phía nam biển Đông, “lực lượng vũ trang của Indonesia đang củng cố hiện diện quân sự ở quần đảo Natuna, bao gồm việc chuẩn bị các thiết bị đến trang bị các máy bay chiến đấu”, theo chuyên viên nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết.
Chi MK (Theo Washington Post)