Tin mới

Không chỉ là gia vị quen thuộc, lá lốt còn có nhiều công dụng với sức khỏe không phải ai cũng biết

Thứ tư, 03/05/2023, 08:05 (GMT+7)

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa rất nhiều bệnh.

Lá lốt là loại cây thân thảo, sống chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Lá lốt thường có vị nồng, hơi cay và tính ấm. Hầu hết các bộ phận của lá lốt đều được sử dụng để điều trị bệnh.

Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài được sử dụng trong chế biến thức ăn thì lá lốt có Công dụng vô cùng hữu ích với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường  dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt,... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Không chỉ là gia vị quen thuộc, lá lốt còn có nhiều công dụng với sức khỏe không phải ai cũng biết - Ảnh 1
 

Trị đau bụng: Cây lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng. Bạn có thể lấy khoảng 20g lá lốt tươi và rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 300ml nước cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. 

Trị đau xương khớp khi trời lạnh: Lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem nấu cùng với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thì tắt bếp. Nên uống sau bữa ăn tối và duy trì đều đặn 1- lần để giảm các triệu chứng đau xương khớp.

Trị mồ hôi chân, tay nhiều: Lấy 30g lá lốt thái nhỏ rồi đem sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. Cuối cùng, chia làm 2 lần để uống, duy trì dùng liên tục và đều đặn 1 tuần rồi nghỉ khoảng 4 ngày và tiếp tục 1 tuần tiếp theo.

Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.
Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.

Trị mụn nhọt: Cho lá lốt, tía tô, lá ráy, cây chanh, lá chanh với số lượng 15g mỗi loại. Đối với cây chanh thì bỏ vỏ ngoài rồi phơi khô, giã nhỏ để rắc lên vùng tổn thương trên da. Các dược liệu còn lại sẽ rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Sử dụng mỗi ngày 1 lần thì sau 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị viêm nhiễm âm đạo: Sử dụng 50g lá lốt, 20g phèn chua và 40g nghệ, cho vào nồi nấu lên. Sau đó, đun trong khoảng 20 phút cho các tinh chất tan trong nước. Dùng hỗn hợp nước để ngâm, rửa âm đạo và có thể xông khi nước còn nóng sẽ đem lại hiệu quả cao.

Ngoài làm thuốc, lá lốt có thể sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị.
Ngoài làm thuốc, lá lốt có thể sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị.

Trị viêm xoang: Đem lá lốt rửa sạch rồi vò nát, sau đó nhét lá lốt vào mũi để tinh chất tác động được vào các xoang. Có thể dùng hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt rõ rệt.

Giải cảm: Cho gạo vào nấu cháo. Đến khi gạo nở thì cho 20 lá lốt, 2g gừng, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo và gia vị nấu cùng. Nên ăn cháo khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.

Điều trị rắn cắn, say nấm: Cho 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng và 50g lá khế rồi rửa sạch đem giã nát, cho thêm ít nước. Đều  người bệnh uống để kéo dài thời gian trong khi đưa đến bệnh viện.

Những tác hại của lá lốt

- Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.

- Người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên sử dụng lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

- Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,...

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news