(Tinmoi.vn) Trong thời gian gần đây, quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Mỹ cho rằng Nga đang có những hành động khiêu khích và cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước về hạn chế tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF).
Một phiên bản tên lửa hạt nhân tầm trung của Nga
Hiệp ước INF là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đã được ký kết vào năm 1987 giữa Liên Xô và Mỹ. Hiệp ước INF ngăn cản các bên tham gia trang bị các tên lửa chiến thuật có đầu đạn hạt nhân cho quân đội. Những loại vũ khí này có một phạm vi rất ngắn không phải là các lực lượng răn đe chiến lược như các tên lửa liên lục địa (tầm bắn hàng chục nghìn km).
Nhưng phạm vi của vũ khí trong khuôn khổ hiệp ước INF là quá lớn khi dùng cho cho tác chiến trực tiếp cấp chiến thuật trên chiến trường. Xét về cán cân quân sự giữa Đông và Tây thì những tên lửa này của Nga sẽ đe dọa toàn bộ các đồng minh châu Âu của Mỹ.
Thực tế là hiện nay, các lực lượng và sức mạnh vũ khí thông thường (vũ khí phi hạt nhân) của Mỹ, EU hay NATO đã có những lợi thế nhất định so với Nga. Các quan chức quân đội Nga lo ngại rằng nếu có cuộc xung đột bằng các loại vũ khí phi hạt nhân với phương Tây thì Nga sẽ bị đánh bại. Chính vì điều này nên Nga sẽ trông chờ vào khả năng răn đe hạt nhân để không cho phép đối phương có được lợi thế trên chiến trường. Đó chính là chiến lược của Điện Kremlin trong việc sử dụng một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân nhằm đẩy lùi một cuộc “xâm lược” tiềm năng đến từ phương tây.
Trong khi đó theo các chuyên gia quân sự phương tây thì NATO không nên trang bị các đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa hành trình. Làm như vậy là sẽ “mắc bẫy” của Nga. Bởi vì lúc đó NATO cũng vi phạm Hiệp ược INF và cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy Nga từ bỏ các dự án tên lửa hạt nhân tầm trung sẽ vào bế tắc. Đương nhiên khi Nga đang sở hữu những tên lửa như vậy thì không một lực lượng nào dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể xâm phạm Nga, kể cả bán đảo Crimea mới sáp nhập vào Nga sẽ mãi mãi được an toàn. Các tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung chính là những lá bài hộ mệnh của Nga trước lực lượng quân đội hùng mạnh của khối quân sự NATO.
Yên Hưng (Eurasian Defence)