Tin mới

Lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản "lúng túng" bắt tay lần đầu

Thứ ba, 11/11/2014, 11:08 (GMT+7)

Sau cái bắt tay đầy\nlúng túng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã\ncó cuộc gặp chính thức vào thứ Hai (10/11). Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai\nlãnh đạo kể từ khi họ lên nắm quyền, một nỗ lực nổi bật để thúc đẩy mối quan hệ\ngiữa hai “đối thủ” ở châu Á.

Sau cái bắt tay đầy lúng túng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp chính thức vào thứ Hai (10/11). Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi họ lên nắm quyền, một nỗ lực nổi bật để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai “đối thủ” ở châu Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 10/11 tại Bắc Kinh. Ảnh Reuters

Truyền hình chiếu cảnh ông Abe đợi ông Tập ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Lãnh đạo Tập không hề cười và không biểu lộ cảm xúc nhiều khi hai người bắt tay nhau, và cũng không nói chuyện với ông Abe khi họ lần đầu gặp mặt.

Trung  Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, đã có nhiều tranh cãi giữ dội trong hai năm qua về vấn đề lãnh thổ của quần đảo.

Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đợi Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh

Cùng với những cuộc đàm phán và một hiệp ước được ký vào tuần trước bày tỏ thiện chí của hai nước đặt những tranh chấp về lãnh thổ sang một bên và mở ra cơ hội cho các cuộc hội thoại cấp thấp, bao gồm cả các cuộc đàm phán về kinh tế cấp cao.

Cánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga ở Tokyo cho biết, hai lãnh đạo đã có cuộc gặp thẳng thắn. Đây là một bước tiến lớn mới nhằm cải thiện mối quan hệ, đặc biệt về kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Ông Abe và ông Tập cũng bàn về việc quản lý khủng hoảng hàng hải, đề phòng xảy ra xung đột khi các tàu tuần tra và máy bay chiến đấu từ hai quốc gia thường xuyên theo dõi lẫn nhau ở khu vực quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Các chuyên gia cho biết, hai bên đã đồng ý đóng băng mối quan hệ ngoại giao làm ảnh hưởng đến kinh tế, cũng như đe dọa một cuộc đụng độ quân sự tiềm tàng bất ngờ có thể liên quan tới Mỹ. Nhật Bản đã trực tiếp đầu tư vào Trung Quốc hơn 40% trong suốt 9 tháng qua.

Trao đổi với phóng viên, ông Abe nói đây là bước đầu tiên nhằm tăng cường quan hệ song phương, hướng vào quan hệ lợi ích cốt lõi dựa trên những lợi ích chiến lược chung của hai nước. Đây là cuộc gặp mà theo các quan chức nói là “như của những quý ông” bên lề Hội nghị APEC.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 10/11 tại Bắc Kinh. Ảnh Reuters

Mỹ, đồng minh theo hiệp ước của Nhật Bản đã chỉ trích Trung Quốc về những tuyên bố hàng hải ở Đông Á cũng được chào đón trong cuộc họp.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: Rõ ràng có những vấn đề họ đã và chưa đồng tinh nhưng họ đã ngồi xuống và cuộc gặp là một bước đi tích cực.

Ông Abe đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2006-2007 của ông, nhưng từ khi lên nhậm chức lại vào năm 2012, nỗ lực nhằm gỡ bỏ giới hạn của Hiến pháp hòa bình và "viết lại" lịch sử chiến tranh với thái độ ít chân thành cùng với khẳng định về lãnh thổ ngày càng gay gắt của Trung Quốc đã khắc sâu thêm sự bất hòa.

Gerry Curtis, chuyên gia tại Đại học Columbia nói rằng, thái độ “cứng nhắc” của ông Tập trong buổi chào đón ông Abe dường như là để “trấn an” dư luận trong nước vẫn còn chưa nguôi ngoai ký ức về sự chiếm đóng trong chiến tranh của Nhật Bản.

Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunubo Kato nói, hai lãnh đạo không trực tiếp nhắc đến quần đảo tranh chấp hay đền thờ Yasukuni tại các cuộc gặp. Ông Abe từng nói, sẽ không thay đổi lập trường của Nhật ở quần đảo này.

Theo Chi MK (Nguồn: Reuters/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Shinzo Abe