Tin mới

Lý do khiến Mỹ không muốn đưa bộ binh đến Syria

Chủ nhật, 20/12/2015, 20:36 (GMT+7)

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ thường không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để nhấn mạnh quyết tâm đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS). Thế nhưng, cho đến thời điểm này, cả Mỹ và NATO đều đang nỗ lực để không triển khai bộ binh đến Syria.

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ thường không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để nhấn mạnh quyết tâm đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS). Thế nhưng, cho đến thời điểm này, cả Mỹ và NATO đều đang nỗ lực để không triển khai bộ binh đến Syria.

Theo nhà phân tích người Nga Vladimir Lepekhin, lý do thực sự khiến Washington lẫn NATO đều không muốn đưa quân đến Syria nằm ở những thuyết địa chính trị.

"Sẽ có nhiều hơn hoặc ít hơn các chiến tuyến trong bất kỳ chiến dịch trên bộ nào. Phòng tuyến phân chia cho các bên tham chiến là những điều có thể quan sát được. Khi lực lượng đối lập ở Syria chiến đấu trên mặt đất, điều đó đồng nghĩa với việc các đồng minh của họ cũng đang tham chiến", RIA Novosti dẫn lời chuyên gia này cho biết.

Chiến tranh trên không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Mỹ và NATO đều không muốn triển khai bộ binh ở Syria để che giấu ý định thực sự. Ảnh: AP

Theo Lepekhin, các vụ đánh bom và không kích thường thay đổi nhanh chóng và khó quan sát, đánh giá những chuyển biến. Họ không nhất thiết phải giúp đỡ để xác định những lý do thực sự nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể. Kết quả là, một số bên liên quan cáo buộc các quốc gia khác là "đánh bom sai mục tiêu".

Gần đây, Tổng thống Mỹ Bacrack Obama nói rằng các đợt không kích chống lại IS sẽ được thực hiện với "độ chính xác cao". Không ai có thể tranh cãi điều này.

"Nhưng ai có thể xác định (hoặc chứng minh) các vụ đánh bom của Mỹ ở Syria là chính xác hay không", nhà phân tích đặt câu hỏi.

Ai có thể nói Mỹ thực sự đứng về bên nào khi họ can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria?

Một chiến đấu cơ F-16 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 12/8 đi diệt IS. Ảnh: AP

Theo ông Lepekhin, việc các máy bay chiến đấu Nga được triển khai tại căn cứ ở tỉnh Latakia, Syria, có nghĩa là họ đang hỗ trợ những người "chiến đấu chống khủng bố IS". Hơn nữa, ông Lepekhin nhấn mạnh rằng các chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã được sự cho phép của chính phủ hợp pháp. Bộ Quốc phòng Nga cũng thường xuyên công bố hình ảnh và các đoạn video về chiến dịch gần như hằng ngày.

Về phần mình, Washington đang triển khai các chiến đấu cơ tham gia sứ mệnh từ căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia vốn thể hiện vai trò khá mơ hồ và mờ nhạt trong cuộc nội chiến đã kéo dài 4 năm qua ở Syria.

"Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ IS và xem Assad, người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và người Yazidi như kẻ thù không đợi trời chung", nhà phân tích cáo buộc.

Chiến đấu cơ Su-25 của Nga tại căn cứ không quân Hmeynim ở Latakia, Syria. Ảnh: Sputnik

Cũng theo ông, chiến tranh trên không có thể giúp các bên tham chiến thể hiện một vai trò mơ hồ, trong khi một chiếc dịch trên mặt đất luôn luôn tiết lộ chiến tuyến thực sự.

"Tôi nghĩ đó chính là nguyên nhân vì sao Mỹ và NATO không muốn tham gia các chiến dịch trên mặt đất để không tiết lộ bất ngờ về mục đích và ý đồ thực sự của họ. Các lực lượng NATO có xuất hiện trong khu vực xung đột hay không, những lực lượng mà họ đang chống lại, những lực lượng mà họ đã hỗ trợ và những gì họ đang thực sự làm ở Iraq và Syria, tất cả sẽ sớm sáng tỏ", Lepekhin kết luận.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news