Tin mới

Mặc Trung Mỹ cản trở, bà Thái Anh Văn kiên trì chính sách Đài Loan độc lập

Thứ năm, 12/05/2016, 19:13 (GMT+7)

Tuy gặp phải sự cản trở mạnh mẽ từ Trung Quốc và Mỹ, nhưng bà Thái Anh Văn hiện vẫn đang tiếp tục cố gắng, đưa Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập chủ quyền. Bà sẽ phải giải quyết những gì để có thể duy trì chính sách của mình?

Tuy gặp phải sự cản trở mạnh mẽ từ Trung Quốc và Mỹ, nhưng bà Thái Anh Văn hiện vẫn đang tiếp tục cố gắng, đưa Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập chủ quyền. Bà sẽ phải giải quyết những gì để có thể duy trì Chính sách của mình?

Đài Loan khó dấn thân vào chiến lược xoay trục của Mỹ

Kể từ năm 2010 đến nay, bà Thái Anh Văn và một nhân sỹ khác của đảng Dân tiến luôn chú ý đến chiến lược “xoay trục” tái cân bằng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hai người này cho rằng, việc thúc đẩy chiến lược này sẽ đẩy Trung Quốc đại lục vào tình thế khó khăn, tất sẽ có lợi cho chính sách chính sách Đài Loan độc lập của mình. Sau khi bà Thái Anh Văn tham gia tranh cử lãnh đạo Đài Loan năm 2016, việc dân thân vào chiến lược xoay trục này của Mỹ sẽ là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch tranh cử của bà Thái Anh Văn. Ý đồ này của bà Thái Anh Văn đã được biểu hiện đầy đủ và rõ rệt trong chuyến thăm Mỹ hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6/2015. Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Thái Anh Văn khẳng định “Đài Loan là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ”, Đài Loan hy vọng có thể cùng Mỹ và các đồng minh của Mỹ đối phó với các thách thức an ninh truyền thống cũng như thách thức an ninh phi truyền thống như tấn công mạng. Bà cho biết, Đài Loan vô cùng hy vọng được tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Điều này có thể thấy, ý đồ của bà Thái không chỉ đơn thuần tìm kiếm sự bảo hộ nhất thời của Mỹ, mà còn là dựng khung an toàn để bảo vệ và duy trì chiến lược Đài Loan độc lập của mình.

Đối với ý đồ này của bà Thái Anh Văn, một số nhân sỹ thuộc phe bảo thủ cực đoan, ví dụ như cựu đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc – ông John Bolton cho rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục “hung hang” tại Biển Đông, Mỹ có thể sẽ thay đổi chính sách đối với Đài Loan, điều này có thể ép Trung Quốc nhượng bộ với chính sách Đài Loan độc lập.Tuy nhiên, quan điểm chính vẫn là duy trì thái độ như hiện nay. Sau khi bà Thái Anh Văn trúng cử, tại hội nghị bàn tròn được tổ chức tại Mỹ, Mỹ đã khẳng định với những học giả nhân sĩ quan trọng trong hội nghị, Mỹ không đồng ý việc sử dụng Đài Loan như một con bài để khắc chế Trung Quốc trong chiến lược xoay trục của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cũng cho biết Washington không thay đổi chính sách đối với Đài Loan trong thời gian này.

Họ cho rằng, nếu lợi dụng được con bài chiến lược là Đài Loan, điều này không chỉ tổn hại đến không gian phát triển của Đài Loan tại khu vực, mà còn ảnh hưởng đến việc hoạt động của Mỹ tại đây.  Nếu đột nhiên đặt Đài Loan vào chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình Dương của mình, có thể nhiều hiệp định quân sự hiện có của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa. Chiến lược xoay trục của Mỹ không phải nhằm mục đích tái cân bằng quan hệ hai bên, mà là Mỹ hy vọng, tài nguyên và năng lượng của Mỹ có thể tập trung tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì đây là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới.

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS đã nhận sự ủy thác của Lầu Năm Góc, hoàn thành bản báo cáo đánh giá về chiến lược xoay trục châu Á Thái Bình Dương của Mỹ trong năm 2025. Trong bản báo cáo, CSIS nhận định “Đài Loan đang gấp gáp muốn cống hiến của chiến dịch xoay trục của Mỹ; cũng là vì điều này sẽ có ích, giúp Đài Loan và Mỹ sẽ đứng chung trên một con thuyền. Tuy nhiên, thái độ của Mỹ vô cùng rõ ràng, bất luận nếu Đài Loan có thực sự muốn dấn thân vào chiến lược xoay trục của Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ, vì vậy Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận.

Điều đáng chú ý là, tuy Mỹ giữ thái độ kiên quyết trong việc Đài Loan bước chân vào chiến lược xoay trục của Mỹ, nhưng không loại trừ khả năng, sau khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền, Mỹ-Đài Loan sẽ tăng cường hợp tác một số hạng mục và vấn đề cụ thể. Ví dụ, việc bán vũ khí quân sự cho Đài Loan của Mỹ, những hỗ trợ của Mỹ giành cho Đài Loan trong vấn đề Biển Đông hay sự ủng hộ Đài Loan tham gia TPP đã có nhiều bước tiến quan trọng. Điều này không chỉ là bước phát triển quan trọng về các vấn đề cụ thể trong mối quan hệ Mỹ-Đài, mà còn có thể gia tăng tầm ảnh hưởng của vấn đề Đài Loan trong mối quan hệ Trung-Mỹ.

Bà Thái Anh Văn luôn nỗ lực nhằm duy trì chính sách Đài Loan độc lập của mình.

Đài Loan không còn là vấn đề “hot” trong các cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ

Từ năm 1996 đến nay, cuộc bầu cử của Đài Loan luôn được tổ chức cùng một năm với cuộc tranh cử chức vụ Tổng thống, trong đó Đài Loan tổ chức vào khoảng quí một hàng năm, còn Mỹ thực hiện tranh cử vào quí 4. Trong hai cuộc tranh cử năm 1996 và năm 2000 của Mỹ, trong bối cảnh mối quan hệ Trung Mỹ là một trong những vấn đề nóng để vận động bầu cử của các ứng viên, vấn đề Đài Loan cũng trở thành tiêu điểm đáng chú ý của các cuộc tranh cử. Trong 3 kỳ tranh cử tiếp theo xảy ra vào năm 2004, 2008 và 2012, khi mà mối quan hệ Trung Mỹ đã không còn “hot” trong các cuộc bầu cử, thì vấn đề của Đài Loan cũng từ từ nguội lạnh và bị lãng quên. Từ sự thay đổi rõ ràng này có thể thấy mức độ gây chú ý của vấn đề độc lập Đài Loan đã giảm một cách đáng kể.

Kỳ tranh cử tổng thống của Mỹ năm 2016 vừa mới bắt đầu. Trong nhiều cuộc vận động bầu cử của các ứng viên hai đảng, tuy có đề cập đến mối quan hệ của hai nước Trung Mỹ. Tuy nhiên có thể thấy rõ ràng rằng, quan hệ Trung-Mỹ hoàn toàn không phải là chủ đề nóng trong các cuộc vận động bầu cử, vì vậy vấn đề của Đài Loan càng không phải vấn đề được chú ý. Cuộc vận động bầu cử của cuộc tranh cử Tổng thống của Mỹ còn 9 tháng đang chờ phía trước. Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà phân tích, vấn đề về quan hệ Trung Quốc và Mỹ khó có khả năng “chen chân” vào cuộc vận động bầu cử của các ứng viên Tổng thống. Lý do là, tuy quan hệ Trung Mỹ hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức khi hai bên đang mâu thuẫn về vấn đề Biển Đông cũng như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, thế nhưng Mỹ hiện đang trong giai đoạn đối diện với khó khăn “thù trong giặc ngoài”. Hơn nữa, mâu thuẫn Trung Mỹ song song tồn tại, cùng nhau phát triển cùng với quan hệ hợp tác giữa hai nước, chính vì mâu thuẫn không lớn, tranh chấp sẽ không bùng nổ. Đây chính là lý do mà vấn đề quan hệ Trung Mỹ không thể thu hút sự quan tâm chú ý trong cuộc vận động bầu cử năm nay.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news