Tin mới

Bà Thái Anh Văn và giấc mộng Đài Loan độc lập

Thứ sáu, 06/05/2016, 18:19 (GMT+7)

Chính sách Đài Loan độc lập vốn đã được bà Thái Anh Văn tuyên truyền suốt trong thời gian tranh cử. Tuy nhiên, chính sách này vốn đã bị Mỹ can thiệp. Việc ngăn chặn Đài Loan độc lập vốn là nội dung quan trọng nhất trong việc hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ.

Chính sách Đài Loan độc lập vốn đã được bà Thái Anh Văn tuyên truyền suốt trong thời gian tranh cử. Tuy nhiên, Chính sách này vốn đã bị Mỹ can thiệp. Việc ngăn chặn Đài Loan độc lập vốn là nội dung quan trọng nhất trong việc hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tuy rằng, ngày 20/5 bà Thái Anh Văn mới bắt đầu lên nắm quyền quản lý Đài Loan, thế nhưng hướng đi trong chính sách quan hệ hai nước đã được dự đoán trước. Tuy chính sách Đài Loan độc lập của bà Thái Anh Văn có điểm khác biệt so với hai cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển, nhưng bản chất vẫn là chính sách Đài Loan độc lập hòa bình. Vì vậy, mối quan hệ hai bờ sẽ đảo ngươc lại so với 8 năm phát triển hòa bình vừa qua, sẽ xuất hiện những đối kháng mới, từ đó sẽ tạo những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng mà chính sách của bà Thái Anh Văn gây ra cho quan hệ Trung-Mỹ cũng như mối quan hệ Trung Đài không phải sự lặp lại của sự ảnh hưởng tạo ra từ chính sách của hai cựu lãnh đạo trên, mà là trên cơ sở thực chất tưởng đồng, sẽ xuất hiện những đặc điểm hoàn toàn mới.

Căn cứ vào kinh nghiệm cũng như suy nghĩ của bà Thái, đặc biệt là sau khi tham gia ứng cử vào vị trí lãnh đạo của Đài Loan hồi tháng 1/2015, bà đã nhiều lần công khai phát biểu về vấn đề này. Từ đó có thể dễ dàng phán đoán được những chính sách giành cho Trung Quốc cũng như định hướng về mối quan hệ hai bên sau khi bà Thái lên nắm quyền.

Tuy chính sách của bà Thái Anh Văn trong mối quan hệ với Trung Quốc về mặt hình thức có điểm không giống với ông Lý Đăng Huy hay Trần Thủy Biển, tuy nhiên ưu tiên hàng đầu trong chính sách vẫn là “duy trì và bảo vệ một Đài Loan độc lập về chủ quyền”, cũng kiên quyết không đề cập đến nhận thức chung 1992 và nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Qua đó có thể thấy, nội hàm bên trong chính sách của bà Thái là hoàn toàn thống nhất với hai vị lãnh đạo tiền nhiệm, là chính sách Đài Loan độc lập điển hình. Sau khi đắc cử, bà Thái cũng đã nhiều lần nhắc đến chính sách này, qua đó tham vọng độc lập của bà có thể thấy ngày càng rõ ràng. Ngoài ra, bà Thái nhấn mạnh: “Đài Loan là một xã hội dân chủ. Dân chủ và Dân ý chính là hai trụ cột quan trọng trong việc quản lý chính sách hai bờ của Đài Loan. Đài Loan sẽ kiên trì lắng nghe ý kiến của dân, tôn trọng nguyên tắc dân chủ cũng như quyền lựa chọn tương lai của người dân Đài Loan.”

Chính sách Đài Loan độc lập của bà Thái Anh Văn theo lẽ thường sẽ gặp sự phản đối mãnh liệt từ phía đại lục, từ đó sẽ dẫn đến “cuộc chiến” giữa hai bờ biển Đài Loan. Bà Thái Anh Văn tin rằng, chỉ cần không công khai khiêu khích đại lục, “tiền trảm hậu tấu” thì Trung Quốc đại lục sẽ nhẫn nhịn, lẳng lặng chấp nhận chính sách Đài Loan độc lập. Từ đó hai bên sẽ hình thành cục diện tuy mối quan hệ hợp tác của hai bên giảm đáng kể, nhưng sự giao lưu hợp tác giữa hai bên vẫn có thể tiếp tục duy trì. Đây chính là mối quan hệ “hòa bình lạnh” mà một số người đã gọi tên trước đó. “Hòa bình lạnh” này vô cùng có lợi cho bà Thái, vì vậy bà luôn nỗ lực tìm kiếm cục diện chính trị này cho mối quan hệ hai bên. Tuy nhiên, tâm nguyện của bà Thái Anh Văn chưa chắc đã thành hiện thực, trừ khi chính bà Thái công nhận nhận thức chung 1992, tôn trọng nguyên tắc Một Trung Quốc, nếu không, mối quan hệ hai bờ chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức mới.

Sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền, ngăn chặn Đài Loan độc lập là một trong những nội dung quan trọng, tuy nhiên mâu thuẫn trong quan hệ Trung Mỹ có thể dần xuất hiện.

Bà Thái Anh Văn sẽ phát triển chính sách Đài Loan độc lập như thế nào. Ảnh: Duowei

Trong cuộc, phía Mỹ đã bắt đầu quan tâm đặc biệt đến chính sách về mối quan hệ hai bờ Trung-Đài, hơn nữa cũng can dự sâu hơn vào chính sách này. Từ tháng 1 đến tháng 3/2015, bà Thái Anh Văn đã nhiều lần công khai bàn luận về chính sách về quan hệ hai bờ nếu bà lên nắm quyền. Điều đáng chú ý là bà tuyệt đối không nhắc đến Nhận thức chung 1992, nguyên tắc Một Trung Quốc, nhưng bà khẳng định tôn trọng, duy trì và bảo vệ sự hòa bình ổn định tại vùng biển Đài Loan, nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu là bảo vệ vị trí “quốc gia chủ quyền độc lập”. Điều này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Mỹ. Từ tháng 2 đến tháng 3/2015, Mỹ đã nhiều lần bày tỏ thái độ lo ngại cũng như sự không hài lòng về chính sách của bà Thái Anh Văn trong mối quan hệ với Trung Quốc cũng như trường hợp không bảo vệ được sự hòa bình và ổn định của biển Đài Loan thông qua các hội nghị của các trí thức và lãnh đạo Mỹ tại Đài Loan. Đặc biệt trong lần đầu tiên công khai phát biểu về cuộc bầu cử, phía Mỹ nhấn mạnh, tuy cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan là việc của nội bộ khu vực, nhưng việc duy trì hòa bình ổn định tại khu vực biển Đài Loan có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích lâu dài của Mỹ, vì vậy Mỹ bắt buộc phải “nhúng tay”.

Bà Thái Anh Văn tuy rất bất mãn với sự cân thiệp của Mỹ tại khu vực, nhưng sau khi Tổng thư ký của Đảng dân tiến Joseph Wu kết thúc chuyến thăm Mỹ và trở về Đài Loan, bà Thái đột nhiên thay đổi khi khẳng định, duy trì và bảo vệ hiện trạng khu vực biển Đài Loan là nguyên tắc cơ bản trong chính sách về mối quan hệ hai bờ, sau đó cũng không nhắc đến nguyên tắc duy trì, bảo vệ địa vị của quốc gia chủ quyền độc lập Đài Loan nữa. Tuy nhiên, Mỹ vẫn lo ngại rằng sau khi lên nắm quyền bà Thái sẽ tiếp tục thúc đẩy giấc mơ Đài Loan độc lập. Vì vậy, trước khi bà Thái lên cầm quyền, Mỹ đã sớm áp dụng những biện pháp can thiệp. Đối diện với áp lực từ phía Mỹ, một lần nữa bà Thái Anh Văn tiếp tục thay đổi cách diễn đạt về chính sách này của mình, nhưng vẫn không nhắc đến Nhận thức chung 1992 và nguyên tắc Một Trung Quốc; chính vì vậy Mỹ vẫn luôn theo sát hướng đi của chính sách này. Ngày 11/2/2016, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên quản lý về các vấn đề Đông Á và khu vực Thái Bình Dương-bà Colin Willet đã phát biểu, bà Thái Anh Văn có nghĩa vụ phải đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực biển Đài Loan. Từ đó có thể thấy, ngăn chặn việc Đài Loan độc lập là một trong những mục tiêu hàng đầu của Mỹ, và cũng là nội dung quan trọng nhất trong hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là, sau khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền, những tranh chấp và mâu thuẫn trong hợp tác về việc ngăn cản Đài Loan độc lập sẽ dần xuất hiện. Trên thực tế, mục đích của việc ngăn cản Đài Loan độc lập của hai cường quốc này vốn đã khác nhau. Đối với Trung Quốc, việc ngăn cản Đài Loan độc lập vốn là một mục tiêu trong kế hoạch thống nhất một Trung Quốc, còn đối với Mỹ, bảo vệ và duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực biển Đài Loan mới chính là mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, trong bối cảnh bà Thái đã khẳng định chính sách Đài Loan độc lập nhưng vẫn duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực biển Đài Loan, đã có một số cá nhân Mỹ cho rằng: “Nếu đại lục tiếp tục không linh hoạt như vậy, chỉ sợ đây không phải chỉ là vấn đề của Trung Quốc và Đài Loan, đây còn là vấn đề của toàn khu vực Thái Bình Dương.” Tuy đây chỉ là suy nghĩ của một số cá nhân Mỹ, nhưng điều này có thể thấy rõ, những mâu thuẫn trong hợp tác ngăn chặn Đài Loan độc lập ngày càng biểu hiện rõ ràng. 

Nghiêm Thu (duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news