Cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời.
Mâm cỗ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng 2021 gồm:
Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Trên mâm cỗ chay thường được sử dụng thực phẩm nhiều màu sắc. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim
Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng 2021 gồm:
Đối với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một vài món ăn mặn.
Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất.
- 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm: Thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn), giò/chả), nem, đĩa xào, dưa muối/hành muối, xôi/bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.
Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày rơi vào thứ 6, ngày 26/2/2021 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo.
Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật. Trăng tròn đầu tiên cho một năm tốt lành. Theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, sở dĩ người dân hay nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là vì rằm tháng Giêng là rằm khởi đầu của năm, thích hợp với việc ước nguyện điều lành.
Do đó, nếu có điều kiện, các gia đình nên cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15/1 âm lịch, tức ngày 26/2/2021 dương lịch.
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày chính Rằm, cúng vào giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là tốt nhất. Người xưa tin rằng đây là khung giờ thần Phật giáng thế, chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.