Tin mới

Máy bay Đài Loan rơi do phi công tắt nhầm động cơ

Thứ năm, 02/07/2015, 20:09 (GMT+7)

Báo cáo vụ tai nạn máy bay TransAsia bị rơi khiến 43 người thiệt mạng của Hội đồng An toàn hàng không Đài Loan (ASC) cho biết, nguyên nhân thảm kịch này là do phi công đã tắt nhầm động cơ duy nhất còn hoạt động.

Báo cáo vụ tai nạn máy bay TransAsia bị rơi khiến 43 người thiệt mạng của Hội đồng An toàn hàng không Đài Loan (ASC) cho biết, nguyên nhân thảm kịch này là do phi công đã tắt nhầm động cơ duy nhất còn hoạt động.

Theo tin tức trên The Guardian, Hội đồng An toàn hàng không của Đài Loan (ASC) đã xác nhận báo cáo vào ngày 2/7 rằng, phi công máy bay TransAsia tắt nhầm động cơ khiến máy bay rơi. Theo ASC, báo cáo này có thể gây sốc đối với người nhà nạn nhân vì nguyên nhân ban đầu được cho rằng do lỗi kỹ thuật.

Sự nhầm lẫn xảy ra khi hai phi công cố gắng kiểm soát lại máy bay vì một động cơ mất điện, sau khi phi cơ cất cánh ba phút.

"Ôi, kéo lại cần điều khiển bị sai đi", lời nói của cơ trưởng Liao Jianzong, 41 tuổi được thu lại trước khi tai nạn xảy ra.

Lực lượng cứu hộ tiếp cận chiếc máy bay để giải cứu những hành khách còn mắc kẹt.

Liao kéo nhầm cần điều khiển của động cơ còn hoạt động, khiến nó bị tắt, nhưng Liao dường như không nhận ra sai lầm cho đến khi quá muộn. Ông cố gắng khởi động lại động cơ vài lần trước khi một nhân viên cấp dưới trong buồng lái nói: "Va chạm, va chạm, chuẩn bị va chạm".

Đó là những lời cuối cùng trong dữ liệu ghi âm buồng lái của máy bay TransAsia. Ngay sau đó, chiếc máy bay ATR 72-600, chở 58 người, rơi xuống một dòng sông ở Đài Bắc, khiến 43 người thiệt mạng.

“Phi công đã mắc sai lầm. Nhưng điều đáng nói ở đây là phi hành đoàn có đến 3 phi công mà lại để xảy ra sai lầm như vậy”, một nguồn tin giấu tên cho Reuters biết.

"Đó là lý do tại sao mà các trọng tâm của cuộc điều tra đã được thu hẹp về vấn đề đào tạo phi công của hãng TransAsia", nguồn tin nói thêm.

Xác chiếc máy bay xấu số được đưa lên khỏi mặt nước.

Báo cáo của ASC cho thấy Liao từng trượt kỳ huấn luyện bay tháng 5/2014, một phần vì ông không có đủ kiến ​​thức về cách xử lý động cơ bị tắt điện khi cất cánh.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Đài Loan đã viết nên câu chuyện về vị phi công "anh hùng" đã cố gắn lái máy bay bị sự cố đáp xuống sông để tăng cơ hội sống cho hành khách.

Ngày 4/2 vừa qua, chiếc máy bay ATR 72-600 mang số hiệu 235 của Tran TransAsia đã gặp nạn trên sông Cơ Long chỉ ít lâu sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc.

Sau vụ tai nạn, thân nhân của mỗi người hành khách gặp nạn được bồi thường lên tới 470.000 USD, nhưng nhiều người trong số họ đã từ chối khoản bồi thường, với lý do là không hài lòng với số tiền cũng như phương thức thanh toán.

Yên Yên (The Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news