Các cuộc tấn công bạo lực ở Pháp và bây giờ là Đức đã tạo sự kinh hãi trên toàn lục địa già, từ đó rất có thể sẽ dẫn đến một phản ứng dữ dội chống lại người nhập cư . Nhưng châu Âu nên nhớ rằng họ vẫn đang ở một trong những nơi an toàn nhất trên thế giới.
Cảnh sát Đức đứng bên cạnh một bó hoa tưởng niệm các nạn nhân tại Munich. Ảnh: Guardian |
So với hầu hết phần còn lại của thế giới, Tây Âu là một nơi rất yên bình và qua hàng năm, sự yên bình tại đây ngày càng đảm bảo hơn. Tỷ lệ giết người tại Anh, Pháp và Đức nằm trong số thấp nhất của bất kỳ quốc gia trên thế giới ; một số nước Bắc Âu thậm chí còn có tỷ lệ các vụ giết người cao hơn.
Một trong những lý do chính tại sao nhiều người khó khăn trên thế giới tìm đến các quốc gia Tây Âu là bởi vì họ thấy nơi đây ổn định và an toàn. Đây là những danh tiếng được xây dựng trên cơ sở vững chãi và lâu bền. Trong những năm 2000, Na Uy thường xuyên có khoảng 30 vụ giết người một năm ( trong khi Hoa Kỳ có khoảng 15.000 người). Sau đó, vào năm 2011, Anders Breivik sát hại 77 người trong vụ thảm sát gần Oslo. Nhưng trong những năm sau đó, số vụ giết người Na Uy đã giảm trở lại, ít nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.
Tuy nhiên bối cảnh hiện tại dường như không có sự an ủi cho những người hiểu biết, hoặc những người đầy tình thương, những nạn nhân của các cuộc tấn công vào thường dân,... Những cuộc tấn công đã làm Tây Âu trở thành một nơi đáng sợ hơn trong những tuần gần đây. Vụ tấn công gần nhất là vào hôm thứ Sáu tại Munich, một học sinh 18 tuổi người Đức gốc Iran đã xả súng vào các nạn nhân vô tội trong một khu mua sắm, nhiều người bị giết cũng đang chỉ là thanh thiếu niên. Và đó có thể sẽ không phải là vụ cuối cùng.
Nhưng ghê rơn nhất phải kể đến cuộc tấn công bằng rìu trên một chuyến tàu trong nội đô Würzburg bởi một nam thanh niên tị nạn dường như mới chỉ 17 tuổi đến từ Afghanistan, khiến năm người bị thương, hai trong số đó đang rất nguy kịch. Tiếp đó là những gì có vẻ như là một cuộc tấn công bắt cóc thất bại bên ngoài một căn cứ RAF ở Norfolk một ngày sau đó . Những vụ việc này xảy ra chỉ sau hai tuần kể từ khi một người nhập cư Tunisia 31 tuổi đã lái một chiếc xe tải hạng nặng lao vào đám đông trong lễ kỉ niệm Quốc khánh Pháp trên bờ biển ở Nice, giết chết 84 người.
Những cuộc tấn công đó được thúc đẩy bởi các động lực, nguyên nhân khác nhau. Hung thủ gây ra vụ xả xúng tại Munich là một người hướng nội, hay bị bắt nạt đã bị cuốn hút bởi trường hợp Breivik, tự kế hoạch và muốn thể hiện niềm tự hòa rằng hắn không phải là một người Đức và muốn gửi lời nhắn đến những kẻ dân tộc chông người nhập cư.
Ngược lại, kẻ tấn công tại Würzburg lại hô vang thánh Allah khi tấn công và được cho là đã lấy cảm hứng từ IS để thực hiện vụ tấn công hành khách đi tàu. Không giống như hai vụ việc vừa qua tại Đức, vụ tấn công tại Pháp được cho là có liên quan trực tiếp tới IS và hung thủ được cho là có đồng phạm.
Giống như những kẻ giết người tại Munich, kẻ thực hện vụ tấn công bằng xe tải đã có một loạt các vấn đề về tâm thần. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà chức trách không thể kết luận các cuộc tấn công đã được thúc đẩy bởi các động cơ chính trị hay tôn giáo, hoặc chỉ với lí do là muốn gây chú ý và muốn khẳng định bản thân tương tự như các vụ việc đã xảy ra thường xuyên tại Mỹ. Những câu trả lời sẽ được hé lộ rõ hơn trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, tất cả các cuộc tấn công có những hiệu lực chung và tích lũy. Chúng gia tăng sự lo ngại thực sự về an toàn cá nhân rộng hơn. Đó là nhiên liệu thúc đẩy cho một tâm trạng hoang mang hơn và gây tranh cãi. Một phần, đó là bởi vì các cuộc tấn công rất ngẫu nhiên, những kẻ khủng bố không bao giờ chịu sự khiêu khích trực tiếp từ các nạn nhân. Một phần khác, đó là vì chúng thường có các liên hệ với các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan hoặc muốn gây tiếng vang, gửi một thông điệp nào đó mặc dù không rõ ràng như trong trường hợp Munich. Tất cả những điều đó đã góp phần thúc đẩy thêm nỗi sợ hãi chống nhập cư.
Những cuộc tấn công với các sắc thái khác nhau, nhằm vào những nước khác nhau chứ không có một tiêu chí hay nguyên tắc nào. Sự thật là những quốc gia vừa bị tấn công tồn tại những khác biệt cơ bản về truyền thống và xã hội. Pháp, đang được dẫn dắt bởi một tổng thông được đánh giá yếu chính trị, đang chiến đấu với di sản của một thời đế quốc, một đặc tính cộng hòa thế tục và sự can thiệp quân sự gần đây ở châu Phi. Pháp cũng đã phải chịu một loạt các cuộc tấn công khủng bố trong đó có các cuộc tấn công Charlie Hebdo và Bataclan trước đó.
Đức ngược lại có một thủ tướng thường đáng tin cậy, đã giữ mình đứng ngoài những cuộc can thiệp quân sự, có truyền thống khoan dung, mặc dù không phải là một nơi được đánh giá cao về hội nhập, nhưng đã có một cách tiếp cận rất cởi mở với những người di cư ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng Syria. Nước Đức cũng ít phải chịu đựng cuộc tấn công đáng kể nào, cho đến các cuộc tấn công gần đây.
Tuy nhiên, các mối đe dọa sẽ được coi như một hồi chuông cảnh tình; trong một số khía cạnh được nhìn nhận một cách đúng đắn. Hàng triệu người ở châu Âu, bao gồm cả ở Anh, sẽ xem xét một vụ nổ súng trung tâm mua sắm, một cuộc tấn công bất ngờ vào một xe lửa hoặc vụ dùng xe tải tấn công giết người và tưởng tượng rằng những điều tương tự như vậy có thể xảy ra trong cộng đồng của họ và tâm lý sợ hãi xuất hiện. Thêm vào đó là tác động thổi phồng từ những kênh truyền thông có thể làm vấn đề trở nên mù hịt hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao, trong khi vẫn giữ quan điểm về những mối đe dọa, chính phủ phải có biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Hàng triệu người đang sợ hãi, rất dễ dàng để đi đến một phản ứng dữ dội chống lại người nước ngoài và người nhập cư .
Chủ nghĩa dân túy, chống di dân và những yêu cầu phải thiết lập lại trật tự của châu Âu đã được phát triển mạnh mẽ trên mặt sau của một nền kinh tế đang trì trệ. Những hành vi bạo lực ngẫu nhiên sẽ nuôi dưỡng nỗi sợ hãi trong hàng triệu người. Nhưng các chính phủ, cũng như phần còn lại của hàng triệu người đang sợ hãi, phải giữ được thần kinh của họ và không làm cho tình hình vốn đã tồi tệ trở nên càng tồi tệ hơn.
Quý Vũ (Guardian)