Tin mới

Mỹ bỏ cấm vận Cuba: 4 câu hỏi lớn về bước ngoặt lịch sử

Thứ năm, 18/12/2014, 13:42 (GMT+7)

Mỹ và Cuba sẽ bắt đầu đàm phán quan hệ ngoại giao ở mức độ cao nhất, đánh dấu thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với đảo quốc xã hội chủ nghĩa.

Mỹ và Cuba sẽ bắt đầu đàm phán quan hệ ngoại giao ở mức độ cao nhất, đánh dấu thay đổi đáng kể trong Chính sách của Mỹ đối với đảo quốc xã hội chủ nghĩa.

 

Chuyện gì đang xảy ra?

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã có cuộc điện đàm kéo dài 45 phút trong ngày hôm qua, 17/12.

Ông Obama đã tổ chức một cuộc họp báo vào giữa ngày tại Washington DC (17h, giờ GMT) và ông Castro cũng đã có buổi nói chuyện tương tự tại Havana.

Tổng thống Barack Obama bắt tay chủ tịch Raul Castro tại lễ tang  Nelson Madela vào năm ngoái

Họ đã nói những gì?

Tổng thống Mỹ cho biết việc “tiếp cận lỗi thời” sẽ chấm dứt và nhấn mạnh thực tế rằng 50 năm cấm vận không làm được gì cả.

Ông nói rằng một đại sứ quán Mỹ sẽ được thành lập tại Havana, các doanh nghiệp sẽ có thể giao thương với nhau và lệnh cấm vận sẽ được Quốc hội xem xét lại.

“Mặc dù chính sách này (lệnh cấm vận thương mại) được bắt nguồn từ ý định tốt nhất, không một quốc gia nào khác tham gia cùng chúng ta trong việc áp đặc các lệnh trừng phạt và hiệu quả của nó rất nhỏ… 50 năm qua cho thấy việc cô lập này không có tác dụng gì cả, đã đến lúc có cách tiếp cận mới.

Tôi không mong đợi những thay đổi ngày hôm nay sẽ mang lại một sự biến đổi của xã hội Cuba. Nhưng tôi tin chắc rằng với chính sách hứa hẹn, chúng ta có thể nâng cao giá trị bản thân và giúp đỡ nhân dân Cuba một cách hiệu quả hơn khi họ tiến vào thế kỷ 21” – Barack Obama.

Ông Obama đã dẫn lời của nhà thơ cách mạng Cuba, Jose Marti: “Sự tự do là quyền con người đáng tự hào”. Và “Todos somos Americanos” – “Chúng ta đều là người châu Mỹ”, ông nói thêm bằng tiếng Tây Ban Nha.

Chủ tịch Cuba Raul Castro cho biết sự khác biệt sâu sắc còn sót lại giữa Cuba và Mỹ trong các lĩnh vực như nhân quyền, chính sách đối ngoại và những câu hỏi về chủ quyền. Nhưng ông nói rằng các quốc gia đều cần phải học cách sống chung với sự khác biệt “một cách văn minh”.

 

“Chúng tôi đã đồng ý để thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Điều này không có nghĩa là những vấn đề chính đã được giải quyết. Sự phong tỏa kinh tế, thứ đã gây thiệt hại cho con người, tài chính của đất nước chúng tôi phải được chấm dứt.

 

Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có sự khác biệt sâu sắc, cơ bản là chủ quyền quốc gia, dân chủ, nhân quyền và chính sách đối ngoại. Tôi muốn nhấn mạnh mong muốn để đạt được các cuộc đối thoại trong tất cả các vấn đề trên” – Raul Castro.

Tại sao lại là lúc này?

Những thông tin trên được đưa ra sau khi Alan Gross, một công dân Mỹ bị giam tại Cuba trong 5 năm được thả ra trong sáng nay, đổi lấy 3 người đàn ông Cuba bị giam tại Florida vì tội “gián điệp”.

Các cuộc đàm phán diễn ra trong vòng 18 tháng và được giáo hoàng Francis khuyến khích trong cuộc họp tại Vantican.

Quan hệ giữa 2 nước có dấu hiệu tan băng kể từ năm 2010, khi ông Raul Castro, em trai Fidel Castro lên nắm quyền. Ông đã bắt tay với ông Obama tại lễ tang Nelson Madela hồi năm ngoái.

Điều này được hiểu rằng Fidel đã không còn tham gia vào các cuộc đàm phán.

Lịch sử là gì?

Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao ngay sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, khi chính phủ của ông Fidel Castro lên nắm quyền.

Một lệnh cấm vận thương được đưa ra, những công ty Mỹ hoạt động tại Cuba bị cáo buộc là bất hợp pháp. Có tin đồn rằng chính phủ Mỹ đã thực hiện hàng trăm nỗ lực để làm ảnh hưởng đến ông Fidel Castro. Điều này đã tạo cảm hứng cho bộ phim “638 ways to kill Castro” ra đời.

Bảo Linh (tin tức independent)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news