Tin mới

Mỹ chỉ trích Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền vô lý ở Biển Đông

Thứ sáu, 07/02/2014, 09:58 (GMT+7)

Phát biểu tại Hạ viện Mỹ ngày 5-2, ông Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Phát biểu tại Hạ viện Mỹ ngày 5-2, ông Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền vô lý ở Biển Đông

Tàu Trung Quốc ngang nhiên tuần tra tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông

Ông Russel nói rằng, các tuyên bố chủ quyền hàng hải theo luật pháp quốc tế phải dựa trên các đặc điểm đất liền. Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quyền hàng hải không dựa trên các đặc điểm đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo ông Russel, tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế. “Có những quan ngại rằng, các hành vi của Trung Quốc phản ánh việc nước này muốn kiểm soát khu vực bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng”, ông Russel nhấn mạnh. Vị Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng ủng hộ quyền của Philippines đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra Tòa án LHQ về Luật Biển như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp “hòa bình và không ép buộc”.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 6-2 cáo buộc Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa bành trướng thông qua những tuyên bố chủ quyền vô lý và bất hợp pháp đối với 3,5 triệu km2 ở Biển Đông với cái gọi là “đường chín đoạn”. “Hành động này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông Hernandez nhấn mạnh.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: vô lý

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.