Tin mới

Mỹ đang tiếp tay cho "cuộc xâm lược" Iraq của Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ sáu, 11/12/2015, 10:56 (GMT+7)

Các nghị sĩ Iraq lo ngại rằng chính phủ Mỹ đang đứng sau tiếp tay cho Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm khu vực Mosul giàu dầu mỏ của nước này.

Các nghị sĩ Iraq lo ngại rằng chính phủ Mỹ đang đứng sau tiếp tay cho Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm khu vực Mosul giàu dầu mỏ của nước này.

Ủy ban An ninh Quốc phòng thuộc quốc hội Iraq gần đây đã kêu gọi Thủ tướng Haider Abadi nên đánh giá lại, và nếu cần thiết, nên hủy bỏ hiệp ước an ninh quốc gia với Mỹ sau việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh lính tới gần thành phố Mosul, khu vực vốn rất giàu tài nguyên dầu mỏ.

"Điều tôi quan tâm nhất là chính phủ Iraq đã nhận thấy rằng rõ ràng người Nga đang đạt được nhiều kết quả tích cực hơn người Mỹ trong cuộc chiến chống IS", Giáo sư Jean Bricmont, thuộc Đại học Louvain, Bỉ, tác giả cuốn "Chủ nghĩa đế quốc nhân đạo," nói với tờ Sputnik.

Các chính trị gia Iraq cũng nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được Washington ưu ái hơn hẳn vì đóng vai trò là đồng Minh Quân sự lớn ở Trung Đông. Bên cạnh đó, Ankara cũng là thành viên có vai trò vững chắc trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai gần biên giới với Iraq. Ảnh: AP

Ông Bricmont nhấn mạnh rằng, bất chấp "hành động hung hăng" của Ankara đối với Iraq, Washington vẫn "o bế " cho đồng minh thân cận này.

"Người Iraq có thể nhận thấy rằng NATO đang ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ dù họ đang 'xâm lược' lãnh thổ Iraq. Đương nhiên điều này không thể xảy ra mà không có sự cho phép của Mỹ".

Mối quan tâm thực sự về chính sách lâu dài của Washington đối với Iraq đã được đề cao trong việc hoạch định Chính sách của Baghdad và tuyên bố mới nhất của Ủy ban An ninh Quốc phòng trong quốc hội là biểu hiện rõ ràng cho điều này.

"Tôi không biết các thành viên chính phủ Iraq đang nghĩ gì, nhưng tôi không hiểu tại sao họ phải giả vờ như không biết gì".

Tuy nhiên, Giáo sư luật quốc tế Francis Boyle, đến từ Đại học Illinois nói với tờ Sputnik rằng, Mỹ chắc chắn sẽ không để bị qua mặt bởi họ sẽ có được mọi thông tin mật từ Thủ tướng Iraq Abadi.

"Abadi là một con rối của Mỹ. Chính quyền Obama trao cho ông ta quyền lực nhưng đồng thời cũng nắm quyền kiểm soát ông ta. Ông ta chẳng có gì hơn một thị trưởng Baghdad", giáo sư Boyle nói.

Binh sĩ cùng xe tăng, pháo hạng nặng của Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Iraq. Ảnh: Sputnik

Bricmont nhấn mạnh thêm rằng, sự hỗ trợ của Arab Saudi đối với Nhà nước Hồi giáo IS và sự tiếp tục ủng hộ của Mỹ đối với Ankara và Riyadh sẽ khiến tất cả các lực lượng ở Trung Đông tìm đến Nga để được bảo vệ.

"Sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với IS và những sự kiện gần đây trong khu vực cho thấy rằng cuộc chơi đã thay đổi, vì tất cả các lực lượng chống lại IS, bao gồm Iran, Iraq, Syria và Lebanon đều nhận thấy rằng đồng minh thực sự duy nhất của họ chính là Nga".

Hiệp định Khung Chiến Lược năm 2008 giữa Iraq và Mỹ có một điều khoản cho phép một trong hai bên được quyền kết thúc thỏa thuận trong vòng một năm.

Hồi cuối tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 150 binh sĩ và 25 xe tăng tới tỉnh biên giới Nineveh, gần thành phố Mosul (Iraq) mà không được sự cho phép của chính phủ nước này. Baghdad coi sự hiện diện của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ là một "hành động thù địch", "vi phạm lãnh thổ quốc gia" và yêu cầu Ankara phải rút quân ngay lập tức.

Tuy nhiên, trong động thái mới nhất, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố việc rút quân khỏi Iraq tại thời điểm này là không thể được. Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq nhằm bảo vệ căn cứ Basheeqa trước mối đe dọa của IS, và đó không phải là xâm lược mà là biểu hiện “đoàn kết”.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news