Mỹ đang sử dụng Chính sách ngoại giao thầm lặng để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các nước châu Á khác không kích động lợi dụng phán quyết của toa án quốc tế mà đã phủ nhận những tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn thấy gần tàu hải quân Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: Reuters |
Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên nói: "Những gì mà chúng tôi muốn là làm lắng xuống những thứ này để các vấn đề được giải quyết một cách lý tính thay vì cảm tính".
Thông điệp này đã được gửi tới các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài và các tòa đại sứ nước ngoài tại Washington. Một số quan chức cấp cao còn nhận được thông điệp trực tiếp từ Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và một số quan chức cấp cao khác, nguồn tin cho biết.
"Đây là cuộc kêu gọi các bên kiềm chế chứ không phải nỗ lực tập hợp các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc, điều dẫn tới hiểu lầm là Mỹ đang cầm đầu một liên minh kiềm chế Trung Quốc", quan chức này nói thêm.
Nỗ lực làm dịu tình hình tại khu vực sau phán quyết của tòa trọng tài ở The Hague hôm 12/7 đã thất bại sau khi Đài Loan đưa một tàu chiến tới khu vực này. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng cá thủy thủ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải của Đài Loan.
Tòa phán Trung Quốc không có quyền lịch sử với khu vực mà họ tự tuyên bố là "đường 9 đoạn. Đài Loan cũng không có quyền với đảo Ba Bình - hòn đảo lớn nhất tại quần đảo Trường Sa.
Các quan chức Mỹ cho biết họ hy vọng rằng sáng kiến ngoại giao này sẽ thành công hơn tại Indonesia khi mà Jakarta muốn gửi hàng trăm ngư dân tới quân đảo Natuna để khẳng định chủ quyền đối với khu vực lân cận Biển Đông, nơi mà Trung Quốc cũng đưa ra yêu sách. Tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối tàu cá Philippines khi họ đánh bắt tại khu vực này.
Bảo Linh (Reuters)