Tin mới

Mỹ không nên kỳ vọng nhiều ở Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên

Thứ hai, 07/08/2017, 09:34 (GMT+7)

Các chuyên gia về Triều Tiên nói rằng, Mỹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào vai trò của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng vì Bắc Kinh vốn không có khả năng sẽ đối đầu với Triều Tiên trừ khi các lợi ích kinh tế và an ninh của họ bị đe dọa.

Các chuyên gia về Triều Tiên nói rằng, Mỹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào vai trò của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng vì Bắc Kinh vốn không có khả năng sẽ đối đầu với Triều Tiên trừ khi các lợi ích kinh tế và an ninh của họ bị đe dọa.

Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ tiếp tục giữa vai trò trung gian để duy trì ổn định ở khu vực biên giới với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo tăng cao, đồng thời vẫn tạo áp lực để Triều Tiên hạn chế các hoạt động thử hạt nhân và tên lửa khi Washington ngày càng thắt chặt gọng kìm.

Balbina Hwang, người từng là cố vấn đặc biệt về các vấn đề Đông Á dưới thời chính quyền tổng thống Mỹ George W. Bush, nói với Korea Times rằng, "Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ Triều Tiên, cả chính thức và không chính thức". Ông Hwang hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh của Đại học Georgetown.

Mặc dù có một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang bất lực trong vấn đề Triều Tiên, ông Hwang không xem quan điểm của Bắc Kinh là "mâu thuẫn". Thay vào đó, ông cho rằng "lập trường khắc nghiệt và gay gắt của Trung Quốc đối với Hàn Quốc về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh sẽ không có những hành động cần thiết để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bởi xét đến cùng, đó không phải mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc".

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Trung Quốc đã phản đối kịch liệt việc triển khai THAAD tại quận Seonjou của Hàn Quốc. Bắc Kinh nói rằng hệ thống này làm suy yếu các lợi ích an ninh của họ trong khu vực. Một số nhà phân tích thì tin rằng trung Quốc lo sợ radar của hệ thống THAAD không phải chỉ để phòng thủ thuần túy và có thể được sử dụng để do thám các hoạt động quân sự của họ. Mỹ phủ nhận điều này, nói rằng mục đích duy nhất của THAAD là để chống lại sự gây hấn từ Bình Nhưỡng.

"Quan trọng hơn việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên là Trung Quốc mong muốn duy trì sự ổn định và Đông Bắc Á và hạn chế sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á", ông Hwang lưu ý.

Hồi cuối tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng: "Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Những lãnh đạo yếu kém của chúng ta trong quá khứ đã cho phép họ kiếm hàng trăm nghìn tỷ USD mỗi năm trong thương mại, còn họ thì vẫn chưa làm được gì trong vấn đề Triều Tiên, mà chỉ đàm phá. Chúng ta sẽ không cho phép điều này tiếp tục. Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng".

Phản bác lại chỉ trích này, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi nói với các phòng viên rằng chính Bình Nhưỡng và Washington, chứ không phải Bắc Kinh, "nên chịu trách nhiệm chính cho mọi thứ hoạt động và bắt đầu tiến triển theo hướng đúng, chứ không phải Trung Quốc".

"Dù Trung Quốc có năng lực như thế nào thì nỗ lực của Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả thực tế vì vấn đề phụ thuộc vào hai bên chính", ông Liu nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục bày tỏ sự thất vọng về những gì mà Trung Quốc thể hiện trong vấn đề Triều Tiên. Ảnh: AP

Một số nhà phân tích nhận định rằng, cũng như những quốc gia khác, Bắc Kinh rất bất ngờ trước vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Triều Tiên hôm 4/7, nhưng họ quan tâm hơn đến việc duy trì ổn định ở biên giới đông bắc với Triều Tiên và nỗ lực duy trì an ninh quốc gia.

Mặc dù nhiều lần bày tỏ sự tức giận cũng như đưa ra nhiều tuyên bố đe dọa, Mỹ gần đây vẫn bày tỏ mong muốn tham gia vào các cuộc đàm phán với Triều Tiên. Trước đây, Tổng thống Donald Trump cũng từng bày tỏ rằng ông sẵn lòng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ có hành động quyết định chống lại Triều Tiên dù bên ngoài, họ vẫn đồng ý tuân theo sự dẫn đầu của Washington khi ban bố các lệnh trừng phạt.

"Bất chấp những lợi ích kinh tế mà Trung Quốc có được từ mối quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc, họ cũng sẽ không vượt qua ưu tiên hàng đầu của mình là có một 'vùng đêm' ở Triều Tiên", Tara O, một chuyên gia thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương của CSIS, cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, "Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Triều Tiên cho tới khi họ cảm thấy đó là một gánh nặng hoặc họ tìm ra một lựa chọn tốt hơn".

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đối đầu