Thời báo kinh tế của Đức Deutsche đưa tin chính phủ Mỹ đã đề xuất biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại Nga. Nhưng để phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp mới thì EU cũng phải tham gia. Washington muốn tung ra một đòn trừng phạt tài chính và có thể gây ra một làn sóng phá sản ở Nga.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về những biện pháp được dự trù để trừng phạt Nga. Washington hy vọng rằng EU sẽ tham gia một cách tích cực vào các biện pháp mới để đưa nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng toàn diện.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Mỹ và phương Tây cho rằng, Nga đang can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine nên sẽ tăng cường đáng kể các biện pháp trừng phạt Nga nếu Moscow không thay đổi quan điểm của mình về vấn đề Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho biết: "Có một cuộc tranh luận khá căng thẳng giữa chúng tôi và các đồng minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt Nga trong thời gian tới. Tôi tin rằng các biện pháp bổ sung sẽ là một phản ứng tích cực với hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại miền đông Ukraine".
Mỹ hy vọng các biện pháp trừng phạt kế tiếp sẽ dẫn đến một hậu quả "tàn phá" nền kinh tế Nga. Các công ty của Nga có thể bắt đầu một làn sóng phá sản, nhiều công ty có nguy cơ trở thành các con nợ.
Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Mỹ sẽ giảm thời hạn của các khoản vay hiện tại và các khoản tín dụng cho các ngân hàng Nga, các công ty năng lượng và các công ty quốc phòng trong các ngân hàng châu Âu và Mỹ. Một quan chức Mỹ cho biết: «Nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể chắc chắn rằng Nga sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự suy thoái về kinh tế khi bị Mỹ và EU đồng loạt trừng phạt."
Trong khi đó, chính quyền Nga luôn bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ và phương Tây về việc Moscow tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Putin nhấn mạnh, phương Tây sẽ phải trả một cái giá không nhỏ nếu tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga và nước Nga có đủ nội lực để vượt qua các biện pháp trừng phạt này.
Theo Yên Hưng/Newsland