Tin mới

Mỹ - Trung cạnh tranh quyết liệt để giành quyền lực tại lục địa đen

Thứ sáu, 24/07/2015, 14:26 (GMT+7)

Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tạo ảnh hưởng tại châu Phi nhưng ở nhiều quốc gia, mỗi nước có vai trò riêng, bổ trợ lẫn nhau. Vậy thì nước nào mới có tầm ảnh hưởng thực sự tại lục địa đen?

Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tạo ảnh hưởng tại châu Phi nhưng ở nhiều quốc gia, mỗi nước có vai trò riêng, bổ trợ lẫn nhau. Vậy thì nước nào mới có tầm ảnh hưởng thực sự tại lục địa đen?

Mỹ hay Trung Quốc mới là nước thực sự có tầm ảnh hưởng tại châu Phi?

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Đông Phi vào cuối tuần này, ở đây đã có sự tập trung vào các vấn đề như an ninh, chống khủng bố cũng như tinh thần khởi nghiệp.

Nhưng đối với nhiều người tại lục địa này, vai trò của Mỹ dường như là thứ gì đó xa xôi, mơ hồ, ngày càng bị lu mờ bởi một siêu cường mới nổi trên thế giới.

Ở Lesotho, người Trung Quốc gần như chiếm trọn một ngôi làng - từ những cánh đồng ngô ở vùng thấp phía tây cho đến những đỉnh núi phủ tuyết ở phía đông.

Tại Nazareth, ngôi làng ở lưng chừng con dốc, cách thủ đô Maseru 1 giờ xe chạy, người dân đang tụ tập tại một cửa hàng địa phương. Tại đó, một cô gái trẻ đến từ miền nam Trung Quốc đang chất hàng lên xe tải giúp một người nông dân.

"Ở đây rất tốt. Khí hậu trong lành hơn ở quê nhà rất nhiều", cô nói, lịch sự từ chối tiết lộ tên cho các phóng viên.

Người Trung Quốc đến Lesotho lập nghiệp rất nhiều.

Bên trong cửa hàng, người đồng nghiệp của cô cũng tới từ Trung Quốc đang tính tiền cho khách hàng và được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ghi hình lại. Ở đây, có rất ít thương hiệu hàng hóa xuất xứ từ Mỹ, chỉ có một vài chai Coca Cola ở trong tủ lạnh.

"Tôi đã ở đây trong 2 năm. Người thân của tôi cũng đều đã tới đây. Công việc kinh doanh rất ổn. Tôi cảm thấy người Basotho tôn trọng chúng tôi ở mức độ nhất định, bởi chúng tôi giúp đỡ họ và họ nghĩ chúng tôi ổn như những người khác", người bán hàng cho biết.

Một số người dân địa phương phàn nàn về cửa hàng "Ba-China" này bởi họ cho rằng cửa hàng đã lấy mất công ăn việc làm của dân bản địa và bán hàng rẻ hơn so với các doanh nghiệp ở đây.

Nhưng nhiều người đã lặng lẽ thừa nhận tinh thần kinh doanh và sự tháo vát của người Trung Quốc đại lục cũng như người Đài Loan.

"Các nhà đầu tư Mỹ không tới châu Phi... Tôi không nghĩ họ biết nhiều về khu vực này, chúng tôi cần cố gắng cho họ thấy những gì chúng tôi có, những gì chúng tôi làm. Người Trung Quốc có mặt khắp nơi. Tôi nghĩ họ là những nhà thám hiểm vĩ đại", Motebang Mokoaleli, đến từ Công ty Cổ phần Phát triển Quốc gia của Lesotho cho biết.

Nhưng cho dù các doanh nghiệp Mỹ không xuất hiện nhiều tại Lesotho thì cũng không thể đánh giá ảnh hưởng của Mỹ đối với nơi đây là nhỏ bé.

Cơ sở sử dụng lao động lớn nhất tại Lesotho lại là do người Mỹ đứng đầu

Cơ sở sử dụng lao động lớn nhất tại đất nước này là ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Các kho hàng của công ty này ngự trên đỉnh Maseru. Khoảng 40.000 người dân bản địa hiện đang làm việc tại đây với mức lương tối thiểu chưa tới 3 USD/ngày. Không ai trong số những công nhân này biết rằng những bộ quần áo họ đang làm ra đều hướng tới Mỹ.

Công việc họ có được là kết quả trực tiếp của Đạo luật Tăng trưởng và cơ hội ở Châu Phi của Mỹ (AGOA). Đạo luật này cho phép giảm thuế để hỗ trợ sản xuất một nhóm các nước châu Phi và một mình chịu trách nhiệm cho sự thành công của ngành công nghiệp dệt may tại Lesotho.

Đạo luật Tăng trưởng và cơ hội ở Châu Phi của Mỹ (AGOA) đã giúp ngành công nghiệp dệt may Lesotho "cất cánh"

Nhưng, không đáng ngạc nhiên khi những người kinh doanh đến từ Viễn Đông, đặc biệt là những người đến từ Đài Loan đang lợi dụng AGOA để xây dựng và điều hành ngành này tại Lesotho.

"Nơi này hiện là ngôi nhà thứ hai của tôi", Jennifer Chang, chủ sở hữu nhà máy Shinning Century cho biết.

"Chúng tôi không phải kẻ thù. Chúng tôi cũng muốn nhận được lợi ích và mang lại lợi ích cho người lao động. Từ 10-15 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến một sự thay đổi lớn tại đây - mọi người đã được đi học", bà Chang nói và ca ngợi sáng kiến của Mỹ đã "giúp các nước này phát triển không chỉ thông qua viện trợ".

Ở phía bên kia thị trấn, khoảng 50 người gì đó đã tụ tập tại một phòng khám HIV-AIDS để kiểm tra sức khỏe. Đây cũng là ví dụ về sự hỗ trợ cực kỳ quan trọng nhưng rất chính đáng của Mỹ dành cho Lesotho.

Thông qua một loạt các chương trình, nhất là sáng kiến dài hạn Pepfar (Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống về AIDS), Mỹ đã đổ khoản tiền rất lớn vào cuộc chiến chống lại virus HIV, loại virus hiện có ảnh hưởng đến khoảng 23% dân số thế giới.

"Hành động rộng lượng. Người Mỹ đã rất hào phóng trong việc giúp đỡ Lesotho. Tôi nghĩ nếu không có Mỹ thì mọi thứ sẽ rất ảm đạm".

"Rất nhiều người có thể đã chết từ lâu vì nhiều người dân ở đây không đủ khả năng điều trị virus HIV", tiến sĩ Edith Mohapi, người đứng đầu Quỹ Lesotho của Cao đẳng dược Baylor cho biết.

Một số người nhận định Trung Quốc và Mỹ đang giằng co nhau để giành nguồn lực tại châu Phi.

Có thể nhận định trên là đúng, nhưng tại Lesotho cũng như nhiều nơi trên lục địa đen, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới dường như có vai trò khác nhau và trong một vài khía cạnh, họ đang có vai trò bổ sung nhau.

Bảo Linh (Theo BBC) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Lesotho cường quốc

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.