Tin mới

National Interest: Thăm Hiroshima là sai lầm lớn của Obama

Thứ năm, 12/05/2016, 15:05 (GMT+7)

Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, chuyến thăm tới Hiroshima của Tổng thống Obama là một sai lầm lớn bởi nó có thể khoét sâu những vấn đề về vũ khí hạt nhân và những đau thương mà quả bom nguyên tử của Mỹ đã gây ra tại thành phố này trong Thế chiến II.

Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, chuyến thăm tới Hiroshima của Tổng thống Obama là một sai lầm lớn bởi nó có thể khoét sâu những vấn đề về vũ khí hạt nhân và những đau thương mà quả bom nguyên tử của Mỹ đã gây ra tại thành phố này trong Thế chiến II.

Lịch sử vẫn còn hiện hình rõ ràng ở khu vực Đông Á. Những cuộc xâm lược kéo dài hàng thế kỷ, những cuộc chiếm đóng, nô dịch, chính là nền tảng cho nhận thức về khu vực này ngày nay.

Tai ương chủ yếu trong nhiều sự kiện đáng chú ý này là cuộc chiến tranh ở thế kỷ 20 xuất phát từ việc Nhật Bản muốn áp đặt Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á vào các nước láng giềng.

Vai trò của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức, ấn tượng về đất nước Nhật Bản hiện đại ngày nay, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ông sẽ có chuyến thăm tới Nhật Bản trong tháng 5 này. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes bình luận rằng ông Obama "sẽ không xem xét lại quyết định sử dụng bom nguyên tử... thay vào đó, ông sẽ đề xuất tầm nhìn hướng tới tương lai mà tập trung chủ yếu vào tương lai chung của cả hai nước". Rhode bổ sung thêm rằng chuyến đi tới Hiroshima của Tổng thống Obama sẽ chú trọng vào theo đuổi "hòa binh và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima vào tháng 5 này. Ảnh: National Interest 

Ảnh hưởng của Thế chiến II ở Nhật Bản

Vai trò của Nhật Bản trong Thế chiến II vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của Nhật Bản về chính họ. Vì lý do này, từ năm 1945, Nhật Bản đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của một quốc gia yêu chuộng hòa bình, từ bỏ việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và áp đặt các hạn chế khắt khe đối với lực lượng phòng vệ. Chủ nghĩa hòa bình Nhật Bản đã ăn sâu đến nỗi Mỹ phải thúc giục "cựu thù" này đảm đương vai trò lớn hơn trong cuộc chiến chống các mối đe dọa an ninh khu vực và toàn cầu.

Năm ngoái, khi Washington và Tokyo sửa đổi hiệp ước liên minh để hợp nhất việc mở rộng, mặc dù vẫn còn bị hạn chế, song vai trò an ninh mới của Nhật Bản đã làm dấy lên mối lo ngại ở quốc gia đồng minh châu Á khác của Mỹ là Hàn Quốc. Washington kêu gọi Seoul nên chú trọng đến những hành vi ôn hòa của Nhật Bản trong 70 năm trở lại đây thay vì quãng thời gian 35 năm nửa đầu thế kỷ 20 khi bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật.

Song theo National Interest, Mỹ cũng thường xuyên bị cáo buộc là có trí nhớ ngắn ngắn hạn. Thế chiến II vẫn là một thời kỳ lịch sử nền tảng và vẫn là kim chỉ nam đối với nhận thức của nhiều người Mỹ. Sự kiện Trân Châu Cảng đã chứng minh rằng chủ nghĩa biệt lập không phải là một cách hữu hiệu để tránh xa những nguy hiểm của thế giới. Rút khỏi thế giới và xây  cao những cây cầu ngăn cách không thể cản bước những kẻ thù của nước Mỹ. Và sự thật này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay.

Ngày 1/7/2015, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã có bước đi lịch sử khi nhất trí dỡ bỏ rào, cho phép lực lượng phòng vệ tham chiến ở bên ngoài kể từ sau Thế chiến II. Ảnh: Japan Times

Tầm nhìn của Obama

Vào tháng 4/2009, Tổng thống Obama đã mô tả cam kết của mình về tầm nhìn của "một thế giới không có vũ khí hạt nhân". Thế nhưng thực tế, ngay từ thời điểm đó, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa tầm xa với mục đích phóng ra vũ khí hạt nhân để chống lại Mỹ. Kể từ bài phát biểu của Obama, Bình Nhưỡng đã tăng cường kho vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang chúng. Họ cho thế giới thấy rằng họ hoàn toàn có khả năng đe dọa Mỹ.

Obama có thể không xin lỗi về việc Mỹ đã sử dụng vũ khí hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh, và điều đó đối với vị thế của nước Mỹ và quan điểm của người Mỹ là đúng, nhưng diễn ra trước khi có chuyến thăm của một Thủ tướng Nhật đến Trân Châu Cảng, chuyến thăm của Obama đến Hiroshima chẳng khác nào khẳng định quan điểm của Nhật Bản trong vai trò là quốc gia nạn nhân duy nhất bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Việc chuyến thăm của ông Obama chỉ chú trọng đến vấn nạn vũ khí hạt nhân sẽ càng góp phần làm sâu sắc thêm quan điểm này của người Nhật.

Lịch sử của Hiroshima không đơn giản là một câu chuyện về nơi đầu tiên con người sử dụng vũ khí hạt nhân. Quyết định của Mỹ khi thả bom xuống Hiroshima là đỉnh điểm của một cuộc chiến tranh vô cùng tàn bạo.

Cảnh hoang tàn ở thành phố Hioshima sau khi bị Mỹ thả bom nguyên tử. Ảnh: AP

Những nỗi kinh hoàng mà quả bom nguyên tử gây ra ở Hiroshima có thể không được bàn luận minh bạch và chính xác, nhưng việc chiến tranh nhanh chóng kết thúc đã giúp hàng triệu người Mỹ và Nhật đã tránh được thương vong.

Một cụm từ khá phổ biến với các quân nhân Mỹ phục vụ trong Thế chiến II là "Golden Gate in 48'" (tạm dịch: Cầu Cổng Vàng vào năm 1948) phản ánh quan điểm cho rằng cuộc chiến sẽ kéo dài thêm 3 năm nữa (Thế chiến II kết thúc năm 1945). Các nhà sử học cũng chỉ ra tỷ lệ thương vong hằng ngày đối với dân thường trên khắp châu Á, điều sẽ xảy ra nếu chiến tranh tiếp tục mở rộng.

Hiroshima phản ánh bi kịch của một sự xâm lược và chiến tranh, không phải chỉ của một vũ khí chiến tranh. Các phe trục đã bị chôn vùi trong đống tro của lịch sử, nhưng những kẻ chuyên quyền thì vẫn còn tồn tại.

Điều quan trong hơn nhiều so với việc thúc đẩy chấm dứt vũ khí hạt nhân là Obama nên kêu gọi tất cả quốc gia phải liên kết với nhau để chống lại chế độ độc tài đang tìm cách mở rộng kiểm soát ở những quốc gia láng giềng yếu thế hơn, National Interest kết luận.

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news