Hôm qua (11/6), Nga cảnh báo Mỹ sẽ chịu hậu quả nếu triển khai các tên lửa triển khai trên mặt đất ở châu Âu vì điều này sẽ vi phạm thỏa thuận kiểm soát vũ khí từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbatchev (trái) và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký hiệp ước loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung và ngắn hơn của Mỹ và Xô viết trong năm 1987. |
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga nói: “Rõ ràng, những hành động này có nghĩa là phía Mỹ hoàn toàn phá bỏ các chế độ của thỏa thuận cùng với những hậu quả liên quan.
Chúng tôi thúc giục Mỹ bảo đảm việc thực hiện hòan toàn thỏa thuận INF và không đe dọa đến tính khả thi của tài liệu này.”
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết vào tuần trước rằng, Washington đang xem xét một loạt động thái chống lại việc vi phạm hiệp ước của Nga, trong đó có việc củng cố các hệ thống phòng tên lửa hay triển khai các tên lửa triển khai trên mặt đất ở châu Âu.
Thỏa thuận INF loại bỏ các tên lửa tuần hành và đạn đạo phóng từ mặt đất hạt nhân và thông thường có tầm bắn trung bình là 500-5,500 kilometres. Hiệp ước lần đầu tiên đánh dấu việc các cường quốc trên thế giới đồng ý cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của họ.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào tuần trước nói rằng, vào năm 2014, Nga “đã tiếp tục vi phạm những thỏa thuận của mình trong Hiệp ước INF là không sở hữu, sản xuất hay phóng thử các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) với tầm bắn từ 500-5,500 kilometres, sở hữu hay sản xuất bệ phóng cho những tên lửa này.”
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, tuyên bố này không đúng với thực tế, và thách thức Mỹ tung ra bằng chứng.
Về phía mình, Moscow bất đồng với kế hoạch triển khai hệ thống phóng tên lửa hành trình Tomahawk của Washington ở Ba Lan và Romania.
Mối quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên xấu hơn sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau khi Moscow sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm ngoái và phương tây cáo buộc nước này ủng hộ phiến quân thân Nga đang chiến đấu với lực lượng chính phủ Kiev.
Theo Chi MK