Tin mới

Nga-Mỹ và cuộc chiến tranh lạnh mới

Thứ ba, 21/01/2014, 08:58 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Nhưng sự thật không phải vậy, hiện nay Mỹ và Nga luôn tồn tại những mâu thuẫn ảnh hưởng đến lợi ích của nhau.

(Tinmoi.vn) Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Nhưng sự thật không phải vậy, hiện nay Mỹ và Nga luôn tồn tại những mâu thuẫn ảnh hưởng đến lợi ích của nhau.

Nga-Mỹ và cuộc chiến tranh lạnh mới

Tổng thống Vladimir Putin của Nga và Tổng thống Barack Obama của Mỹ

Sau đây chúng ta điểm qua một số mặt mà 2 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới thường đối nghịch nhau:

Vũ khí hạt nhân 

Nga trong nhiều thập kỷ là nước duy nhất trên thế giới mà có thể phá hủy nước Mỹ bằng  vũ khí hạt nhân, hoặc ít nhất là làm cho nước Mỹ thiệt hại đến mức không thể khắc phục. Để phòng tránh các cuộc tấn công hạt nhân và bảo vệ lợi ích của mình, Mỹ đã không ngừng phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Còn Nga cũng liên tục cho ra đời các loại vũ khí siêu hiện đại có thể xuyên thủng được mọi lá chắn hạt nhân của Mỹ.

Năng lượng

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế của hành tinh chúng ta dựa vào năng lượng. Hầu hết các hàng hóa/dịch vụ đều liên quan đến các thiết bị  điện và phát điện. Nga đứng đầu thế giới trong sản xuất dầu và khí tự nhiên, do đó nước Nga hoàn toàn có thể gây tác động rất lớn không chỉ với nền kinh tế toàn cầu, mà còn trong cả chính trị. Vì lợi ích thương mại của mình nên Mỹ có nhiệm vụ cần kiểm soát dầu mỏ của Nga. Đương nhiên điều này, Nga không thể chấp nhận và trong vấn đền này luôn tôn tại quan điểm mâu thuẫn, mặc dù chỉ ở mức độ thấp.

Ý thức hệ 

Nền văn hóa của Nga không được xây dựng theo nền văn hóa phương tây. Mặc dù giữa chúng là khá gần nhau. Nền văn hóa Nga mang đậm nét “ chính thống” trong khi đó nền văn hóa phương tây mang sắc thái “ khoan dung”. Mỹ và phương tây đang cố gắng truyền bá những lý tưởng “ khoan dung” trong nền văn hóa của mình vào nước Nga.

Chính sách 

Sở hữu kho vũ khí hạt nhân, kiểm soát trữ lượng khí hydrocarbon và các yếu tố khác đã giúp Nga có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Nga sử dụng sức ép này để thúc đẩy lợi ích của mình và thường xung đột với lợi ích của Mỹ

Ví dụ, trong năm 2013, Nga đã không cho Mỹ xâm lược Syria và có một loạt các động thái để nước láng giềng Ukraina của Nga không trở thành thành viên của liên minh EU.

HY (News Land)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: chiến tranh lạnh

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.