Vừa qua, tin tức đăng tải trên NBCN cho biết các nhà khoa học đến từ Đại học Royal Holloway (Anh) đã tái tạo thành công giọng nói của một xác ướp Ai Cập 3000 năm tuổi. Để làm được điều kỳ diệu này, họ đã sử dụng các công nghệ hiện đại như: máy quét y tế, in 3D và thanh quản điện tử.
Xác ướp Nesyamun (ảnh NBCN)
Mặc dù kĩ thuật này chưa thể khiến xác ướp ngồi dậy và tâm sự cùng người lạ nhưng theo đánh giá của tờ Scientific Reports, nó đã giúp các nhà khoa học nghe được một phần âm thanh từ nó.
>> Xem thêm: Chiếc ghế gỗ sồi bị dính lời nguyền chết chóc mang bi kịch của một gia đình
Cụ thể, âm thanh hiếm hoi phát ra từ xác ướp này là một âm thanh giữa 2 từ "bed" hoặc "bad". Sở dĩ, âm thanh khó nghe là bởi hầu hết lưỡi đã bị phân hủy trong ba thiên niên kỷ nên các nhà khoa học vẫn đang cố gắng phục chế hết mức có thể.
Được biết, tham gia vào cuộc thử nghiệm này là xác ướp này thuộc về một vị tư tế thời Ai Cập cổ đại có tên Nesyamun.
>> Xem thêm: Thanh niên nhận mình đến từ năm 6491, sống ở Trái đất vì cỗ máy thời gian trục trặc
Trong suốt quá trình nghiên cứu, mặc dù gặp phải vô vàn khó khăn nhưng các nhà khoa học tại trường Đại học Royal Holloway vẫn tin rằng họ đang đặt nền móng cho một công nghệ khoa học hoàn toàn mới, có thể giúp họ tái tạo và nghe được nhiều hơn từ những xác ướp tới từ quá khứ.
Các nhà khoa học kỳ vọng có thể nghe được tiếng nói của xác ướp (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, Rudolf Hagen, một chuyên gia tai mũi họng tại Bệnh viện Đại học ở Wuerzburg (Đức) đã bày tỏ sự hoài nghi với nghiên cứu này. Ông cho rằng việc có thể mang lại được tiếng nói cho người còn sống đã là rất khó, ngày cả y học hiện đại cũng phải bó tay huống chi là người đã chết.
>> Xem thêm: Thấy tiếng động lạ trong chăn, người đàn ông hiếu kỳ lật ra rồi suýt ngất
Ngài John Schofield, một nhà khảo cổ học tại Đại học York lại bày tỏ quan điểm đồng tình với nghiên cứu trên. Ông cho rằng nếu công nghệ tái tạo giọng nói thành công, thì đây sẽ là một bước đột phá lớn trong ngành khoa học nói chung và lịch sử nói riêng.