Tin mới

Tướng Trung Quốc có đồ xa xỉ đầy 4 xe tải thăng chức bằng “đường vòng”?

Thứ sáu, 17/01/2014, 15:18 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cựu giám đốc hậu cần của quân đội Trung Quốc “dính” điều tra\ncáo buộc tội danh tham ô quy mô lớn đã từng là một lính lười biếng nhưng lại có\n“quan hệ tốt” với các cấp trên.

(Tinmoi.vn) Cựu giám đốc hậu cần của quân đội Trung Quốc “dính” điều tra cáo buộc tội danh tham ô quy mô lớn đã từng là một lính lười biếng nhưng lại có “quan hệ tốt” với các cấp trên.

Nghi vấn tướng Trung Quốc leo chức cao bằng đường vòng

Ông Cốc Tuấn Sơn

Quan chức cấp cao của Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) đang là tâm điểm của một vụ điều tra tham nhũng quy mô lớn đã từng là một quân nhân có kỹ năng quân đội thuộc hạng “xoàng” nhưng lại bộc lộ tài năng trong việc làm hài lòng cấp trên, theo báo cáo truyền thông đại lục cho biết.

Theo các bạn học của ông Cốc Tuấn Sơn cho biết ông Cốc bị chỉ trích vì không bao giờ tập trung học tập và rèn luyện kỷ luật quân đội trong những năm đầu, nhưng lại có tính cách và “kỹ năng mềm” khiến ông trở nên thân quen với các sếp. Họ thường giao cho ông giải quyết các vấn đề nội bộ, theo cổng thông tin Caixin.

Một chuyên gia quân sự đã phát biểu trước truyền thông vào tháng 8 rằng ông Cốc, phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần đang bị điều tra, tuy nhiên không có bất kỳ một văn bản chính thức nào phản ánh về vụ việc này.

Ông Cốc gia nhập quân đội được 17 năm và sau đó trở thành cánh tay phải của Zhang Longhai, sau đó trở thành ủy viên của bộ phận số 16 của lực lượng Không quân, theo trang Caixin.

Ông Cốc đã từng hẹn hò với con gái của ông Zhang dù có chút trở ngại ban đầu là cấp bậc thấp nhưng vị quan chức cấp cao vẫn để họ kết hôn.

Những mối quan hệ sau đó đã giúp ông Cốc tránh được đợt cắt giảm quân sự quy mô lớn trong quân đội vào năm 1985, theo Caixin. Ông Cốc sau đó được điều động về quê nhà ở Puyang, Henan phụ trách giao thương địa phương giữa chi nhánh của một công ty dầu khí và một đơn vị quân đội địa phương.

Cốc được thăng chức vào năm 2001 và chuyển tới Bắc Kinh phụ trách ban xây dựng doanh trại và cơ sở hạ tầng trong các trụ sở văn phòng hậu cần của PLA, báo cáo cho biết.

Sau khi phụ trách hậu cần trong thời gian ngắn vào năm 2001 thì anh trai của ông Cốc được thăng chức làm lãnh đạo thành phố Puyang.

Trong khi đó, em trai ông Cốc đã xây dựng hai nhà máy sản xuất các vật liệu quân sự tại quê nhà và bán lại 200 hectar đất để phát triển bất động sản mà không được sự chấp thuận của ban lãnh đạo thành phố và người dân trong suốt kỳ hạn 10 năm, báo cáo cho biết.

Mới đây, các điều tra viên đã lục soát căn biệt thự một vị tướng của Trung Quốc là ông Cốc Tuấn Sơn và thu được nhiều đồ vật bằng vàng ròng và vô số rượu quý đến nỗi chất đủ đầy 4 xe tải.

Cốc bị bắt để phục vụ điều tra từ năm 2012 trong vụ án được coi là lớn nhất liên quan đến PLA trong những năm qua. Những thông tin về vụ khám nhà chỉ mới được tiết lộ gần đây.

Ông Cốc sở hữu bất động sản quan trọng và hàng chục căn hộ với diện tích gần 200 mét vuông mỗi căn trên đường vành đai hai ở khu vực nội thành thủ đô Bắc Kinh. Cựu tướng hậu cần quân đội từng nói với nhà điều tra rằng ông dự định sử dụng chúng làm quà biếu.

Tin tức vừa công bố, Cốc Hiến Quân, em trai của Cốc Tuấn Sơn đã bị bắt hồi tháng 8. Trương Thao, anh vợ của Hiến Quân, bị cảnh sát truy nã vào tháng 3 năm ngoái và đã tự đầu thú.

W2 (Theo SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.