Sự ra đi của Từ An thái hậu đã giáng một đòn mạnh đối với vương triều nhà Thanh. Từ đó trở đi, Từ Hy thái hậu tự tung tự tác, “thuận thì sống, chống thì chết”, không màng chính sự, vì thế nên sự diệt vong chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.
Trong thời kì vãn Thanh của lịch sử, có một người luôn bị coi thường trong khi là một người đáng nhận được sự tôn trọng, người này chính là người “buông rèm nhiếp chính” cùng với Từ Hy thái hậu-Đông thái hậu Từ An. Trong ấn tượng của mọi người, hình ảnh của Từ An thái hậu như có như không, sự tồn tại của bà dường như là một sai lầm của tạo hóa, việc buông rèm nhiếp chính của bà cũng chỉ là một công cụ của Từ Hy thái hậu, cuối cùng cũng chỉ là một người khiến người khác cảm thấy cảm thông, thương cảm và đáng thương. Thật ra, đây chắc chắn là một sai làm đáng tiếc. Từ An là một nhân vật có trí tuệ uyên thâm, đáng tiếc bà ra đi quá sớm khi triều đại đang vô cùng phát triển. Nếu không vì sự ra đi của bà, có lẽ lịch sử của triều đại vãn Thanh Trung Quốc sẽ có một hình ảnh hoàn toàn khác.
Hình ảnh Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu- Từ An thái hậu |
Quản lý Hậu cung, ai ai cũng thương yêu
Từ An Hoàng thái hậu, là người bộ tộc Nữu Hỗ Lộc thị, thuộc Mãn quân Tương Hoàng kỳ. Bà được đưa vào cung khi vừa tròn 16 tuổi. Chỉ sau hơn 4 tháng ở trong cung, bà đã nhận được sự ưu ái, được phong làm hoàng hậu. Sự việc này vô cùng hiếm trong vương triều nhà Thanh. Đây cũng là một trong những bằng chứng chứng minh cho sự xuất sắc về cái đẹp, phẩm chất cao quí cũng như nhân phẩm tốt đẹp của Từ An thái hậu. Từ đó, Từ An thái hậu bắt đầu cai quản chuyện hậu cung, trở thành mẫu nghi thiên hạ. Hậu cung là nơi tập trung của các cung tần mỹ nữ, để quản lý đám người này nào đâu dễ dàng. Trong lịch sử, số hoàng hậu bị lật đổ nhiều không kể hết, thế nhưng, Từ An thái hậu là người duy nhất có thể mỉm cười quản lý đến cuối cùng.
Vua Hàm Phong nổi danh với việc phong lưu đào hoa, việc quản lý muốn ông vua này ở bên cạnh ai vào lúc nào là điều tưởng như không thể, ngay cả người phụ nữ bất chấp mọi thủ đoạn như Từ Hy thái hậu cũng không đủ khả năng “giữ chân” vua. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có ngoại lệ, và trong bài viết, trường hợp ngoại lệ xảy ra khi Từ An thái hậu xuất hiện. Từ An thái hậu luôn nhân được sự thương yêu, ân sủng của vua cho đến khi vị vua này băng hà. Người đời nói bà “hiền lành nên có số hưởng thụ”. Đằng sau sự đánh giá ấy đã ẩn chứa hàm ý của câu trả lời. Thân là người đứng đầu cai quản trốn hậu cung, có quyền lực vô cùng lớn, tuy nhiên Từ An thái hậu vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý chuyện hậu cung. Nếu muốn những nữ nhân của hoàng đế “an cư lạc nghiệp”, tuy rằng tranh đấu quyền lực nội bộ với nhau, nhưng không thể khiến khung cảnh trở nên hỗn loạn kiểu “gà bay chó chạy”. Điều này đòi hỏi hoàng hậu-người cai quản hậu cung phải có trình độ quản lý, cách xử lý hiệu quả mối quan hệ phức tạp với các cung tần mỹ nữ và người chồng hoàng đế.
Nếu chỉ có vậy chưa đủ, bà còn phải trở thành tấm gương lớn cho các mỹ nhân trong cung và toàn thiên hạ. Khi đó, việc chú ý đạo đức, lời nói cũng như việc làm sẽ được yêu cầu rất cao. Một câu nói, chính là điều thể hiện phẩm chất đạo đức của một con người, nữ nhân của hoàng đế thì yêu cầu về việc thể hiện này sẽ phải hơn người bình thường. Từ An thái hậu đường đường là mẫu nhi thiên hạ, là hoàng thái hậu, vì thế, điều này lại càng được chú trọng hơn, vì như vậy mới được mọi người tôn trọng và tâm phục khẩu phục. Từ An thái hậu vô cùng xuất sắc trong vân đề này. Ý chí kiên cường, luôn đi trên con đường chính trực, trung thành hoàn toàn. Bà vô cùng nho nhã, trầm tĩnh, không chút ghen tỵ, chưa bao giờ có chút dã tâm, chỉ làm việc của mình. Đối với một con người chính trực như vậy, lẽ nào còn có người không phục? Chính vì vậy, bà luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến, bao gồm cả hoàng thượng.
Để trốn tránh đụng độ với quân Anh và Pháp sang đô hộ, Vua Hàm Phong đã trốn dưới sơn trang tránh nắng tại Nhiệt Hà. Trong khi trốn chạy, ông vô cùng buồn chán, không có cách nào khách ngoài việc lôi đám thái giám, cung nữ bên mình ra “giận cá chém thớt”. Từ An hiểu được nỗi muộn phiền trong lòng hoàng đế, một mặt an ủi phu quân, một mặt cũng an ủi những người bị vua trút giận. Từ An thái hậu nói rằng, “Vua Hàm Phong, thân là hoàng đế, khi nhìn thấy giang sơn bị chà đạp, mà lực bất tòng tâm không thể thay đổi, nên đã hành động tàn ác ấy để giải khuây.” Vua Hàm Phong đã đích thân viết 4 chữ “thả lạc đạo nhân”( chỉ cuộc sống vô tư, sống đến đâu hay đến đó) rồi cho người treo trong cung điện. Các đại thần và quí phi đều biết không thể như vậy, tuy nhiên cũng chỉ dám lo lắng trong lòng, cũng không ai dám bàn tán thảo luận vấn đề này. Duy chỉ có Từ An thái hậu biết rằng không thể khuyên can, liền liều mạng sai người dỡ xuống, nhờ vậy mà khiến hoàng thượng dần bình tĩnh trở lại.
Vua Hàm Phong tuy tuổi không lớn, nhưng tâm cơ rất nặng, đến đại thần bên mình cũng khó có tin tưởng. Khi trốn tránh tại Nhiệt Hà, duy chỉ có Từ An thái hậu được phép triệu đến bên vua, tiếp đón ý chỉ trực tiếp. Vua đã ban cho Từ An thái hậu quyền lực tối cao, có thể tùy ý xử lý bất cứ ai, đặc biệt là những người “coi trời bằng vung” như Từ Hy thái hậu. Ngoài ra còn ban cho Từ An thái hậu và con trai cả Tải Thuần-Đổng Trị con dấu “quyền lực”. Bất cứ bản tấu chương nào của 8 đại thần, đều phải có xác nhận của con dấu này mới chính thức có hiệu lực. Sự tin tưởng giữa vua và hoàng hậu có thể coi là duy nhất.
Từ An thái hậu cũng vô cùng xứng đág với sự tin tưởng này. Những vấn đề mà bà đưa ra đều có liên quan đến vận mệnh quốc gia, vì vậy luôn được hoàng thượng tin tưởng.
Nghiêm Thu (Duowei)