(Tinmoi.vn) Nhật bản cử Thủ tướng cứng rắn còn Trung Quốc cử một nhà ngoại giao nóng tính tới tham dự để chống lại những thông điệp quyết đoán hơn từ Tokyo. Hội nghị an ninh khu vực lớn nhất dự kiến sẽ trở thành đấu trường của 2 cường quốc lớn nhất châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và bà Phó Oánh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người lên nắm quyền năm 2012 sẽ có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la năm 2014 được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng.
Phía Bắc Kinh đã cử bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại quốc hội Trung Quốc làm trưởng đoàn tới tham dự hội nghị và làm rõ Nhật Bản đang đe dọa an ninh khu vực chứ không phải Trung Quóc.
Căng thẳng Trung-Nhật tại chuỗi hòn đảo của Nhật Bản ở biển Đông đã tăng lên trong vòng 2 năm nay trước khi ông Abe lên nắm quyền. Quan hệ 2 nước càng căng thẳng hơn khi ông Abe đến thăm đền Yasukuni vào cuối tháng 12 năm ngoái. Đây là nơi mà 2 nhà lãnh đạo của Nhật bản bị quân đồng minh kết án là tội phạm chiến tranh.
“Chúng tôi biết rằng người Trung Quốc muốn trực tiếp tham gia và sẽ gửi một phái đoàn mạnh tới đây và sự xuất hiện của bà Phó Oánh đã phản ánh điều đó”, Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (Châu Á) có trụ sở tại Singapore, đơn vị tổ chức sự kiện cho biết.
“Ấn tượng của chúng tôi là bài phát biểu của Thủ tướng Abe sẽ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc. Và họ muốn được đối đáp lại một cách nhanh chóng, thích hợp”, Huxley nói.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa xác nhận việc bà Phó Oánh tham dự hội nghị này. Một nguồn tin quen thuộc với Chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho biết bà Phó là lựa chọn tốt được cử đi để đối chọi với ông Abe. “Bà ấy rất thông thạo trong việc thể hiện lập trường của Trung Quốc tới dư luận quốc tế”, nguồn tin nói. Bà Phó không những thông thạo tiếng Anh – điều hiếm hoi ở các quan chức Trung Quốc – mà còn không lạ lẫm gì trong các trường hợp đấu khẩu với Nhật Bản. Tại Hội nghị An ninh Munich đầu năm nay, bà Phó đã chỉ trích Nhật Bản khi “chối bỏ” tội ác trong chiến tranh thế giới thứ hai.
“Bà ấy có thể rất quyến rũ nhưng cũng rất cứng rắn. Bà ấy sẽ đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước bất cứ điều gì ông Abe nói”, một nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết.
Ông Abe sẽ cùng với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia tới tham dự diễn đàn. Tại đây, họ sẽ thực hiện những gì đã trở thành thông điệp nhất quán của các nhà lãnh đạo Nhật Bản trên vũ đài quốc tế kể từ khi ông Abe nhậm chức: Nhật Bản sẽ đi theo con đường hòa bình, Tokyo muốn đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh toàn cầu và tất cả các quốc gia nên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Không giống như hầu hết các quốc gia khác, Trung Quốc không gửi quan chức cấp cao tới tham dự Shangri-La. Chỉ duy nhất năm 2011, nước này cử Bộ trưởng Quốc phòng tới tham gia đối thoại.
Một loạt các động thái của Trung Quốc khiến cho tình hình tại biển Đông thời gian gần đây thêm căng thẳng. Đặc biệt là sau khi nước này đưa giàn khoan dầu vào khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bảo Linh (Theo Reuters)