Đã đến lúc Lầu Năm Góc đưa ra một đánh giá công khai có cân nhắc và tỉnh táo về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày 27/5/2015, Đô đốc Harry B.Harris Jr, tân tư lệnh của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ nói rằng một trong những thách thức của ông, bên cạnh vũ khí hạt nhân và sự thất thường của Triều Tiên, chính là "yêu sách phi lý và hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Biển Đông". Vậy thì giờ đây, một rạn san hô có sân bay có nguy hiểm như một loại vũ khí hạt nhân?
Tuyên bố của ông Harris được hiểu rộng ra là Trung Quốc đã chiếm đoạt đất một cách phi lý, tương đương với việc cưỡng chế hoặc xâm lược chống lại các nước láng giềng ở phía nam. 3 ngày sau đó, một vị tướng Trung Quốc đã lặp lại tại Đối thoại Shangri-La, Singapore là Trung Quốc đã cho thấy "sự kiềm chế cực tốt" trong việc bảo vệ các yêu sách lãnh thổ, chống lại những cản trở vô lý của các nước láng giềng phía nam. Trung Quốc coi hành động của mình là phòng thủ và không thể cấu thành sự gây hấn.
Có sự khác biệt rất lớn giữa 2 đánh giá này. Nếu ý kiến của ông Harris về động cơ của Trung Quốc là sai lầm thì đây là thất bại tình báo lớn của Mỹ. Không có gì quan trọng đối với tình báo an ninh quốc gia hơn một đánh giá chính xác về động cơ của đối thủ tiềm năng trong lĩnh vực quân sự.
Theo giấy tờ, Trung Quốc là một quốc gia với hơn 4.000 km đường bờ biển tại Biển Đông. Theo luật pháp quốc tế, các nước có quyền xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải của nước đó. Theo ước tính, Trung Quốc được hưởng khoảng 1 triệu km vuông EEZ tại Biển Đông, dựa trên đường bờ biển đất liền và đường bờ biển tại đảo Hải Nam.
Yêu sách đối với lãnh thổ hay quyền tài phán trên biển của một nước theo luật pháp quốc tế chỉ là những thứ được chính phủ nước đó nối khớp theo một cách chính thức. Ngoài đường bờ biển tại Biển Đông và đảo Hải Nam (và các đảo nhỏ gần bờ biển này) và vùng tiếp giáp lãnh hải lên quan, các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông có những yếu tố sau đây:
Yêu sách về lãnh thổ:
1. Yêu sách đối với quần đảo Đông Sa (Pratas islands)
2. Yêu sách đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
3. Yêu sách đối với bãi Macclesfield, một bãi san hô chìm dưới nước mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Trung Sa". Theo luật pháp quốc tế, bãi này không đủ điều kiện trở thành lãnh thổ và không thể là đối tượng của chủ quyền lãnh thổ.
Việc cải tạo đất của Trung Quốc tại Biển Đông có nguy hiểm như vũ khí hạt nhân? |
Quyền tài phán với tài nguyên biển
1. Một vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của một vùng lãnh thổ hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
2. Một tuyên bố về quyền tài phán ở thềm lục địa tính từ lãnh thổ đất liền là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế
Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng cái gọi là "đường 9 đoạn", bao trọn hầu hết toàn bộ vùng Biển Đông trên nhiều bản đồ chính thức từ năm 1947 nhưng nó vẫn chưa có tính pháp lý. Nếu nó đã được gán cho tính pháp lý nhưng lại mâu thuẫn với luật pháp quốc tế thì điều này là "phi lý".
Các quan chức Trung Quốc đã liên tục vin vào cái gọi là quyền lịch sử của mình trong khu vực này nhưng không làm rõ được gì ngoài các yêu sách lãnh thổ. Quyền lịch sử này chỉ có thể tương thích với luật pháp quốc tế nếu nó liên quan đến đánh bắt cá trong truyền thống tại vùng đặc quyền kinh tế được quốc gia khác công nhận.
Phi lý hay không?
Cân nhắc kỹ thì rất khó để đánh giá xem Đô đốc Harris sẽ chứng minh việc sử dụng thuật ngữ "phi lý" đối với các yêu sách hiện nay của Trung Quốc tại Biển Đông như thế nào. Ông ấy có thể dùng nó (với tư cách cá nhân) nếu Trung Quốc tích cực và đòi bất cứ loại hiệu lực pháp lý nào cho đường lưỡi bò. Trung Quốc đã đi gần tới mức "phi lý" khi đưa ra đường lưỡi bò mà không có bất cứ lời giải thích hay thảo luận nào trong bản đồ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.
Cải tạo đất
Đô đốc Harris cũng mô tả hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc là "phi lý". Còn Trung Quốc lại nói rằng việc cải tạo của họ đã "rất kiềm chế".
Vào tháng 9/2014, khi hoạt động xây dựng mới được tiết lộ tại Đá Gạc Ma, một nhà bình luận Trung Quốc đã nhắc lại lời của Bộ Ngoại giao nước này nói rằng họ cần cải thiện cơ sở ở đây để phục vụ cho cuộc sống của người dân cư ngụ trên đảo. Nhưng ông này cũng nói thêm Trung Quốc cần một căn cứ không quân để phòng các trường hợp khẩn cấp. Ngày 9/4/2015, theo như cơ quan nghiên cứu cấp cao CSIS của Mỹ đã quan sát, Trung Quốc lần đầu thừa nhận mục đích quân sự không xác định tại các đảo nhân tạo.
Ngày 09 Tháng Tư năm 2015, như CSIS tại Washington quan sát , Trung Quốc thừa nhận lần đầu tiên một mục đích quân sự không xác định cho các reclamations.
Philippines đã tỏ ra quan ngại khi Trung Quốc lên kế hoạch cải tạo Scarborough, bãi cạn mà Trung Quốc nắm quyền kiểm soát năm 2012 sau khi đối đầu với Malina.
Bảo Linh (Theo The Diplomat)