Tin mới

Những sai lầm quen thuộc khi rửa bát rước bệnh vào người

Thứ sáu, 24/12/2021, 14:54 (GMT+7)

Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm nghiêm trọng này khi rửa bát khiến cơ thể mắc bệnh, cần điều chỉnh ngay.

Rửa bát nếu không đúng cách sẽ vô tình tạo thêm vi khuẩn, nấm mốc và rước bệnh vào người. Dưới đây là một số sai lầm khi rửa bát đã nhiều gia đình mắc phải nên tránh:

- Dùng quá nhiều nước rửa bát

Trong chất tẩy rửa thường có phụ gia nhân tạo, và vẫn còn nghi ngờ về dư lượng phụ gia khi sử dụng quá mức.

Cách làm đúng: Có thể tận dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như nước vo gạo, muối hoặc vỏ chanh. Nếu dùng nước rửa bát đĩa, nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước.

Những sai lầm quen thuộc khi rửa bát rước bệnh vào người - Ảnh 1

- Đổ trực tiếp nước rửa vào bát đũa

Chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ không giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, mà còn gây lãng phí rất nhiều nước, đồng thời lạm dụng chất tẩy rửa. Nếu sau đó rửa không kỹ, chất tẩy rửa còn bám dính trên bát đĩa sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây một số triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng...

Cách làm đúng: Pha loãng chất tẩy rửa cùng với một ít nước, dùng hỗn hợp này rửa bát, nhằm đảm bảo sự an toàn.

- Cất bát đũa khi vẫn còn ướt

Sau khi rửa bát, đa số người thường có thói quen vẩy bát đĩa vài lần rồi úp lên kệ ngay. Điều này sẽ không làm bát đĩa khô sạch hoàn toàn mà thậm chí còn dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt. Những vi khuẩn này có thể chứa aflatoxin, Helicobacter pylori và các chất khác nên dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tái diễn trong thời gian dài. Do đó, bạn không nên chủ quan mà úp bát đũa lên kệ ngay sau khi rửa xong nhé!

Những sai lầm quen thuộc khi rửa bát rước bệnh vào người - Ảnh 2

- Sử dụng bộ đồ ăn trong nhiều năm

Đặc biệt với đũa và thớt, những đồ được làm chủ yếu từ gỗ. Hai loại vật dụng này rất dễ bị nấm mốc, mối mọt và bị trầy xước - là nơi tích tụ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

Cách làm đúng: Thay thế bộ đồ ăn thường xuyên. Nếu có đốm, vết nứt hoặc nấm mốc trên đũa hoặc thớt, cần thay thế cái mới.

- Lâu không thay miếng rửa bát

Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news