Tin mới

Những trận kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh

Thứ bảy, 25/01/2014, 10:05 (GMT+7)

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.

Kỵ binh bao vây tàu chiến

Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).

Những trận kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh

Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse

Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.

Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com

Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.


Ảnh minh họa: Listverse

Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.

Ảnh minh họa: Listverse

Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.