Tin mới

Nỗi sợ lớn nhất của Trung Quốc: Vòng vây Mỹ - Ấn Độ

Thứ năm, 12/02/2015, 15:46 (GMT+7)

Các nhà phân tích Trung Quốc đang lo sợ rằng chiến lược "Hướng Đông" của Ấn Độ sẽ liên kết với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tạo thành vòng vây siêt chặt Bắc Kinh.

Các nhà phân tích Trung Quốc đang lo sợ rằng chiến lược "Hướng Đông" của Ấn Độ sẽ liên kết với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tạo thành vòng vây siêt chặt Bắc Kinh.

 

Trung Quốc lo sợ chiến lược "Hướng Đông" của Ấn Độ sẽ liên kết với chiến lược tái cân bằng của Mỹ

Chuyến đi gần đây của Tổng thống Obama đến Ấn Độ dường như đã đạt được một số thành công khiêm tốn trong đó có thỏa thuận vượt qua những trở ngại liên quan đến hợp tác hạt nhân dân sự.

Xâu chuỗi mô hình ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyến đi lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy trên trường quốc tế và những câu hỏi đang nổi lên về tương lai của mói quan hệ tam giác nhạy cảm giữa New Delhi, Washington và Bắc Kinh.

Vấn đề mà Trung Quốc gọi là “chuỗi ngọc trai” hiện đang làm tốn giấy mực. Nhưng thuật ngữ này thực sự không phải bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong thực tế, nó được nhắc đến lần đầu trong nghiên cứu Booz Allen. Đây là nghiên cứu do Văn phòng Lượng định Tình hình thực tế Mỹ tại Lầu Năm Góc do Andrew Marshall chỉ đạo.

Thay vì suy đoán về bản các chất động cơ của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, bài viết “China's Biggest Fear: U.S.-Indian Encirclement” (Tạm dịch: Nỗi sợ lớn nhất của Trung Quốc: Vòng vây Mỹ - Ấn) sẽ thảo luận về 2 đánh giá uyên bác bằng tiếng Trung trong thời gian gần đây để có được nhận định sâu sắc hơn về chuyển biến trong cách tiếp cận của Trung Quốc đến Ấn Độ và tam giác Ấn Độ - Mỹ - Trung Quốc nói chung.

Các vấn đề hàng hải không phải là vấn đề khó trong mối quan hệ Trung - Ấn nhưng lại tạo thành điểm sáng cốt lõi trong những năm gần đây. Sự phát triển được nhấn mạnh bằng những chuyến thăm tới Sri Lanka của tàu ngầm hải quân PLA.

3 nhà nghiên cứ tại Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Bắc Kinh gần đây đã đưa ra một bài báo với tiêu đề: “The Structure of Sea Powers in the Indian Ocean and the Expansion of Chinese Sea Power in the Indian Ocean.” (Cấu trúc quyền lực trên biển Ấn Độ Dương và Sự mở rộng quyền lực biển của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương).

Với giọng điệu đều đều và thận trọng, phân tích của các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã gây chú ý với những xu hướng đáng báo động, tập trung vào mối quan hệ hàng hải giữa Trung Quốc - Ấn Độ.

Họ khẳng định rằng Trung Quốc bắt đầu chú ý đến chiến lược hàng hải của Ấn Độ một cách nghiêm túc từ gần 1 thập kỷ trước, khi mà New Delhi di chuyển để củng cố nhóm đảo Andaman và Nicobar gần eo biển Malacca cũng như công bố ý định của Ấn Độ là di chuyển về phía trước để ngăn cản một căn cứ hạt nhân trên biển và theo đuổi việc “chuyển giao sức mạnh quân sự”.

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Ấn Độ đang có kế hoạch chặn 3 nhóm tàu sân bay và mô tả chiến lược hàng hải của Ấ Độ như một “chiến lược hàng hải theo chủ nghĩa bành trướng rõ ràng”. Chiến lược của Ấn Độ tạo thành mối đe dọa tiềm ẩn tới những gì mà các tác giả gọi là “Tuyến đường biển huyết mạch của Trung Quốc” ngay từ đầu bài báo.

 

Để cho thấy sự đối đầu giữa 2 nước ngày một leo thang trong những năm gần đây, các tác giả Hải quân Trung Quốc khẳng định các quan chức và báo chí Ấn Độ “đã bày tỏ ý định thù địch rõ ràng với Trung Quốc”. Họ lưu ý rằng một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ là “không thể tưởng tượng được”, nhưng Bắc Kinh phải cảnh giác với khả năng này.

 

Với Trung Quốc, các tác giả giải thích: “chiến lược “Hướng Đông” của Ấn Độ sẽ tác dộng lớn tới an ninh đị chính trị của đất nước chúng ta”. Nói rộng hơn, các tác giả cho rằng chiến lược “Hướng Đông” có thể “phối hợp” với “Chiến lược hướng Nam” của Nhật Bản và “Tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ”.

“Nếu cả 3 chiến lược này phối hợp với nhau, sẽ tạo thành một vòng vây bao quanh môi trường địa chính trị trên biển của Trung Quốc. Điều này còn tạo ra tác hại thậm chí còn lớn hơn đối với an ninh hàng hải và sự phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc”.

Các nhà phân tích hải quân Trung Quốc băn khoăn rằng Ấn Độ và Mỹ đã tìm thấy tiếng nói chung trong việc thảo luận về “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” và “sự phối hợp lẫn nhau giữa họ ở những nơi như Biển Đông đang trực tiếp đe dọa đếnl lợi ích chiến lược của đất nước chúng ta, gây áp lực cho không gian chiến lược của chúng ta”.

Đối với tất cả những lo lắng trên, các học giả Trung Quốc vẫn trưng ra giọng điệu hợp tác cũng như những khuyến cáo dường như khá nhẹ nhàng. Các tác giả nhận thấy New Delhi và Bắc Kinh thực sự vẫn có nhiều lợi ích chung do có vị trí tương tự nhau. Cả 2 nước cũng đang vươn lên thành cường quốc tại châu Á.

Họ cũng cho rằng hải quân Ấn Độ không thực sự mạnh, lưu ý tới những nguồn lực giới hạn của Ấn Độ và đặc biệt là sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí. Vì vậy, sự phát triển của hải quân Ấn Độ không thực sự đe dọa tới Trung Quốc. Mặc khác, các nhà phân tích hải quân Trung Quốc cũng hiểu rõ rằng việc cạnh tranh về tính ưu việt của hải quân tại Ấn Độ Dương trong thực tế vẫn vượt quá khả năng của Trung Quốc trong tương lai gần.

Bảo Linh (tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.