Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giữ lập trường cứng rắn trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Thượng đỉnh G20 khi lặp lại giả thuyết của bà Hillary và đảng Dân chủ rằng Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
Tổng thống Obama gặp Tổng thống Putin tại Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu. Ảnh: Sputnik |
Sau hội nghị G20 tại Hàng Châu, tổng thống Obama nói rằng việc các hacker Nga xâm lược không gian mạng của Mỹ là một vấn đề nghiêm trọng mà ông đã nêu ra tại thượng đỉnh này. Sự việc diễn ra giữa lúc làn sóng chống Nga tại Mỹ dâng cao sau các tuyên bố cho rằng ông Putin đã lôi kéo ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump làm điệp viên cho điện Kremlin, ngoài các quan ngại liên quan đến rò rỉ email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Đài Sputnik dẫn lời ông Obama: "Trước đây, chúng tôi có những vấn đề về xâm nhập mạng từ phía Nga ". Nhưng ông cảnh báo rằng Mỹ sẽ không tìm cách "xoay vòng leo thang" ngay lập tức.
"Những gì chúng tôi không thể làm đó là có một nơi mà việc này trở thành một vùng hoang vu, phương Tây hoang dã, nơi mà các nước có năng lực mạng mạnh bắt đầu tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh hoặc xung đột thông qua các phương tiện đó", ông Obama nói.
Sau đó, tổng thống Obama đã đưa ra lời đe dọa chiến tranh mạng chống lại Nga: "Hãy nhìn xem, chúng tôi đang bước vào một kỷ nguyên mới, ở đây, một số nước có năng lực đáng kể. Và thẳng thắn mà nói, chúng tôi có khả năng hơn bất cứ ai, cả về tấn công lẫn phòng thủ".
Những ý kiến của Tổng thống Obama không liên quan tới cuộc điều tra liên bang do Nhà Trắng tiến hành về việc Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ sau một lá thư của nghị sĩ Harry Reid gửi tới giám đốc FBI James Comey. Lá thư khẳng định ông Putin có thể sẽ thay đổi kết quả bầu cử sao cho có lợi cho ông Trump. Trong thư, ông Reid đã gọi ông Trump là một tác nhân phản bội của Nga.
Những tuyên bố của ông Reid và cuộc điều tra tiếp theo diễn ra trong vụ lùm xùm vụ lộ email Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC). Theo đó, bà Clinton đã thông đồng với DNC và các học giả truyền thông lập âm mưu để đưa tin sai về đối thủ chính của bà trong cuộc bầu cử, ông Bernie Sanders.
Trong khi Nga phủ nhận không liên quan gì tới vụ rò rỉ này thì chiến dịch tranh cử của bà Hillary tuyên bố rằng các hacker Nga đã xâm nahapj vào hệ thống của họ, chiến đóng các máy chủ của DNC trong hơn 1 năm, tạo ra vấn đề của một vụ tấn công và rò rỉ. Trong các cuộc bầu cử trước đó, cả 2 đảng cính trị cũng đã bị tấn công nhiều lần bởi hàng chục quốc gia. Những nước này tìm kiếm thông tin về vị tổng thống tiềm ẩn tiếp theo của Mỹ.
Sự kích động lên đến đỉnh điểm hồi tuần trước khi có báo cáo rằng hệ thốn bầu cử tại bang Arizona và Illinois đã bị hacker tấn công. Hàng chục quan chức ngay lập tức nghi đó là Nga mặc dù vẫn chưa có bằng chứng. Tuy nhiên, cái gì thực sự bị tấn công tại Illinois, khong phải hệ thống bầu cử mà là một tập tin cử tri vốn có thể truy cập được trên mạng.
Bảo Linh (Sputnik)