Tổng thống Syria al-Assad thề rằng sẽ giành lại từng mét đất của lãnh thổ Syria vào thứ ba trong một bài phát biểu.
Bài phát biểu này mang đầy tính chất "thách thức", trước tiên ông từ chối các nỗ lực cứu trợ nhân đạo của các tổ chức quốc tế. Tiếp theo ông al-Assad còn tuyên bố rằng ông sẽ không tuân thủ lệnh chuyển giao quyền lực trong hòa bình mà Nga và Mỹ đã sắp đặt sẵn cho ông theo các đàm phán từ mùa thu năm ngoái.
Ông al-Assad quyết tâm lấy lại vị thế. Ảnh: Telegraph |
Bài phát biểu là động thái đáng chú ý đầu tiên của ông al-Assad kể từ khi ông phá vỡ các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến theo các thỏa thuận tại Genava tháng 4 năm ngoái. Nó phản ánh sự tự tin của ông al-Assad và vị thế của mình sau khi Nga can thiệp quân sự vào đất nước này, cũng như sự tin tưởng vào khả năng duy trì của quyền lực và chính phủ đương thời của Syria trong tương lai gần , khi mà cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 6.
Bài phát biểu lần này của tổng thống Syria gây được chú ý trong bối cảnh thời gian gần đây ngoại trưởng Mỹ John F.Kerry và các lãnh đạo khác đến từ 17 quốc gia kêu gọi thành lập một nhóm hỗ trợ quốc tế cho Syria. Cùng với đó, nhóm này sẽ đề ra các thời hạn và điều lệ về nhân đạo mà Syria không được vi phạm.
Một thỏa thuận ngừng bắn đã bị phá vỡ. Trong khi đợi thỏa thuận tiếp theo tại Munich đi vào hoạt động thì giao tranh vẫn liên tục gây thương vong cho các dân thường, theo ông Kerry, không thể chậm trễ hơn nữa trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo cho Syria. Trước đó vài tuần, Mỹ đã cho gửi các chuyến xe hỗ trợ nhân đạo đến Syria nhưng bị chính phủ nước này chặn lại.
Ba tuần trước ở Vienna, ông Kerry nói Mỹ và phương Tây sẽ dùng phương pháp thả dù để vận chuyển các đồ tiếp tế tới các khu vực bị nạn cũng như các cơ sở của Liên Hợp Quốc nếu như chính phủ của ông al-Assad tiếp tục cản trở đoàn xe. Nhưng cho đến nay, đã một tuần trôi qua kể từ khi ông Kerry tuyên bố hạn chót, vẫn chưa thấy phía Mỹ có dấu hiệu nào về việc tiến hành kế hoạch này.
Tại Vienna, ông Kerry cũng tuyên bố rằng Mỹ không không sử dụng các biện pháp sử dụng vũ lực để ngăn chặn chính quyền Syria tiếp tục tấn công vào các dân thường cũng như các tổ chức nhân đạo.
Ông Kerry nhấn mạnh, nếu ông Assad tiếp tục đi quá giới hạn, sẽ không có một kế hoạch B nào diễn ra cả. Nhưng một khi ông đã vượt qua giới hạn ấy quá xa thì rất có thể mọi thứ sẽ thay đổi, ông Kerry cảnh bảo. Vì tổng thống Obama đưa ra các quyết định dựa vào thời điểm và hoàn cảnh thực tế , nếu hoàn cảnh thay đổi thì ông Obama cũng không thể ngồi yên. Kế hoạch B mà ông Kerry nhắc đến ở đây chính là một bản kế hoạch mà các quan chức chính phủ đã từng nộp lên nhà Trắng, đề nghị "Can thiệp quân sự" nếu như các hành động quân sự và thách thức của ông Assad ngày càng leo thang. Ông Obama đã bác bỏ vì cho rằng kế hoạch này là không đủ hiệu quả vì chỉ mình Mỹ thôi sẽ không thể thành công nếu thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết từ châu Âu và các nước Ả-rập.
Ông Obama không muốn lún sâu vào một cuộc chiến mà ông không thấy nước Mỹ có nhiều lợi ích cốt lõi ở đó. Nhưng ông Kerry và một số nước Đồng minh khác đã cảnh báo với ông Obama rằng dòng người tị nạn đang đổ về châu Âu chính là một nguy cơ thực sự với các lợi ích cốt lõi vủa Mỹ tại châu Âu. Tuy nhiên với chỉ 7 tháng còn lại trong nhiệm kỳ, khó có chuyện ông Obama thay đổi ý kiến của mình.
Ông Kerry hầu như thất bại tại Syria. Ảnh: Telegraph |
Về phía chính phủ Syria , ông Assad phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc chặn đoàn xe cứu trợ, ông cho rằng các đoàn xe đó bị chặn lại trong các khu vực mà các nhóm phiến quân nổi dậy đang kiểm soát.
Trong bài phát biểu thứ ba vừa rồi, ông Assad đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp với các kẻ thù của mình và từ chối việc bắt đầu chuyển giao quyền lực từ tháng 8 này theo như một kế hoạch trước đó, đây mà kế hoạch mà ông Obama và Kerry đã mô tả rằng: Cuối cùng sẽ có những kẻ phải chạy trốn khỏi đất nước này sau những gì đã gây ra.
Trong bài phát biểu của mình, ông Assad cho rằng các nỗ lực đàm phán hòa bình chỉ là một chiếc bẫy. Các đối thủ của ông, Mỹ và phương Tây đã có kế hoạch hạ bệ ông ngay từ khi diễn ra các phong trào mùa xuân Ả-rập từ năm 2011. "Khi họ không đạt được điều họ muốn, hành động tiếp theo của họ sẽ là kích động các hoạt động khủng bố".
"Cũng giống như chúng ta giải phóng Palmyra và nhiều vùng khác trước đó, chúng ta sẽ giải phóng mỗi inch đất của Syria từ tay của kẻ thù, vì chúng ta không có lựa chọn khác để giành chiến thắng", ông Assad cho biết trong bài phát biểu.
Các đối thủ chính trị của ông Assad đã tỏ ra đầy giận dữ và thất vọng. "Chúng tôi thấy ông ấy sẽ tiến hành các hành vi cực đoan nhất, những hành động quân sự rất tàn bạo". Bassma Kodmani một thành viên của phe đối lập thuộc Ủy ban đàm phán phát biểu tại Liên Hợp Quốc. "17 quốc gia nhóm họp và đã thống nhất được một vài quan điểm nào đó, nhưng rõ ràng những quan điểm ấy vô giá trị", bà Komadi nói, "Điều này cho thấy những nỗ lực hợp tác giải quyết đã thất bại".
Sự can thiệp của Nga đã thay đổi cục diện Syria. Ảnh: Kremli |
Ông Assad không có khả năng để giành lại các vùng lãnh thổ của mình trước đó, sức mạnh của ông ấy bị giới hạn trong các khu vực nơi có sự hiện diện của cộng đồng thiểu số theo giáo phái Alawite.
Nhưng sự hỗ trợ quân sự của Nga chín tháng trước đã giúp ông Assad gia tăng và củng cố sức mạnh của mình, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng sức mạnh của ông Assad đang mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua, và không có chuyện một chính phủ mới loại bỏ đi vai trò hay sự diện diện của ông.
Bên cạnh Nga, Iran là một đồng minh lâu năm và cực kì quan trọng của ông Assad về an ninh và quân sự. Tuy nhiên khác với Iran, Nga gần đây không còn tỏ ra quá quan tâm đến việc ông Assad có còn tại vị hay được thay thế bởi một lãnh đạo khác cùng thuộc giáo phái Alawite. Tuyên bố hồi tháng ba của tổng thống Nga Putin rằng ông đã "Kéo Syria trở lại" dường như là một trò chơi chữ. Các cuộc không kích của Nga đã giúp quân đội Syria chiếm lại thành phố cổ Palmyra từ Nhà nước Hồi giáo IS. Người Nga cũng đã giúp đỡ những người trung thành với ông Assad ở nơi khác, bao gồm cả việc chống lại quân nổi dậy bên trong trong và xung quanh thành phố Aleppo và các một số khu vực khác ở miền bắc Syria. Một số các nhóm nổi dậy nàu nhận sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Trong một diễn biến khác, ông Kerry đã nói chuyện thường xuyên với Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov, để tìm kiếm sự đảm bảo rằng Nga đang tấn công nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo, và không ném bom các nhóm nổi dậy khác. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa ra chi tiết của những cuộc thảo luận, lặp đi lặp lại một thỏa thuận mà họ đang yêu cầu Nga "sử dụng ảnh hưởng của mình" để cho phép can thiệp nhân đạo tại Syria.
Trong khi đó nhiều nhóm nổi dậy được Hoa Kỳ ủng hộ vẫn đang chịu sự không kích dữ dội của Nga và trên mặt đất là sự tấn công của bộ binh Syria với sự hỗ trợ của Iran. Điều này cho thấy những nỗ lực ngoại giao của ông Kerry đã thất bại.
"Sự can thiệp của Nga làm cho ông Assad có thể cứng rắng hơn trong các cuộc đàm phán", ông Andrew J. Tabler, một chuyên gia về Syria tại Viện nghiên cứu Washington về các Chính sách Cận Đông cho biết. "Đây không phải là điều tốt cho các cuộc đàm phán chính trị ở Geneva để tìm một giải pháp chính trị."
Trong một phân tích trên RAND Corporation xuất bản thứ ba , hai cựu chuyên gia tư vẫn của đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama , James Dobbins và Philip Gordon , lập luận rằng cách tiếp cận của chính quyền Obama đã quá tham vọng , và sẽ tốt hơn nếu Mỹ tập trung vào các lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo thay vì mong muốn thay đổi chính trị.
"Chế độ hiện tại của Syria không sẵn sàng và có thiện chí để đàm phán, tiếp tục nhấn mạnh một điều rằng ông Assad sẽ tiếp tục duy trì quyền lực của mình và giành lại các vùng lãnh thổ đã mất". hai người viết trong báo cáo, cùng với Jeffrey Martini , một cựu quan chức Bộ Ngoại giao.
"Nếu như các bên liên quan giảm bớt các tham vọng và toan tính chính trị , tập trung hơn vào giám sát các lệnh ngừng bắn, hỗ trợ nhân đạo thì Syria có cơ hội chấm dứt nỗi đau của cơn ác mộng đã hành hạ họ suốt 6 năm qua", hai ông kết luận.
Quý Vũ (Tổng hợp)